"Giờ trái đất" là một hành động biểu trưng mang tính toàn cầu nhằm giúp con người nhận thức được tác hại mà chúng ta đang gây ra cho môi trường sống của mình. Và bây giờ đó còn là ý tưởng cho một sản phẩm du lịch độc đáo.
Trên thực tế, việc thực hiện “Giờ trái đất” còn chưa thực hiệu quả tại Việt Nam và nhiều nước khác. Đa số mọi người đều thực hiện một cách hình thức và khiên cưỡng, không mang tính tự nguyện. Họ cho rằng tắt điện trong một tiếng đồng hồ không làm nên thay đổi gì cho sự biến đổi khí hậu của trái đất. Vì vậy, năng lượng tiết kiệm được trong “Giờ trái đất” hầu như không đáng kể. Sau “Giờ trái đất” con người vẫn tiếp tục các thói quen sử dụng năng lượng lãng phí như trước đây mà không hề hối hận.
Tại các khu du lịch Việt Nam, việc thực hiện “Giờ trái đất” cũng không nằm ngoài tình trạng chung. Hầu hết các khách sạn và khu du lịch tắt điện một cách hình thức và miễn cưỡng, thậm chí chỉ tắt 5,10 phút làm ví dụ.
Trên thực tế, việc thực hiện “Giờ trái đất” còn chưa thực hiệu quả tại Việt Nam và nhiều nước khác. Đa số mọi người đều thực hiện một cách hình thức và khiên cưỡng, không mang tính tự nguyện. Họ cho rằng tắt điện trong một tiếng đồng hồ không làm nên thay đổi gì cho sự biến đổi khí hậu của trái đất. Vì vậy, năng lượng tiết kiệm được trong “Giờ trái đất” hầu như không đáng kể. Sau “Giờ trái đất” con người vẫn tiếp tục các thói quen sử dụng năng lượng lãng phí như trước đây mà không hề hối hận.
Tại các khu du lịch Việt Nam, việc thực hiện “Giờ trái đất” cũng không nằm ngoài tình trạng chung. Hầu hết các khách sạn và khu du lịch tắt điện một cách hình thức và miễn cưỡng, thậm chí chỉ tắt 5,10 phút làm ví dụ.
Ảnh mô hình khách sạn bóng đêm ở hội thảo
Với mục đích để “Giờ trái đất” trở thành một hành động thiết thực, có ý nghĩa, hiệu quả kinh tế cao, thu hút được sự tham gia tự nguyện và tích cực từ phía cộng đồng, TS. KTS Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững đã nghiên cứu và cho ra đời dự án sản phẩm du lịch “Giờ trái đất”.
Sản phẩm du lịch “Giờ Trái đất” bước đầu đã được thử nghiệm tại Hội An. Chính quyền Quảng Nam đã triển khai mỗi tháng một lần “Giờ Trái đất” vào ngày 14 âm lịch hàng tháng — ngày người dân phố cổ có phong tục tắt bớt đèn điện để treo đèn lồng. Hoạt động này bước đầu đã gây ấn tượng với du khách bốn phương.
Dự án đã đề xuất những hoạt động tích cực trong “giờ bóng tối” hay cụ thể hơn là mô hình khách sạn “Bóng đêm”- một mô hình kinh doanh du lịch sử dụng rất ít nguồn năng lượng điện tại các du lịch vào ban đêm. Loại hình trải nghiệm này sẽ giúp du khách nói riêng và cộng đồng nói chung có cái nhìn khác về ý nghĩa và giá trị của bóng đêm, cảm nhận được vẻ đẹp của bóng đêm và từ đó hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng điện một cách tự nguyện và tích cực vào tất cả các buổi tối trong năm.
Biểu diễn nghệ thuật trong bóng tối
Ngoài ra, mô hình Khách sạn bóng đêm trong ngày diễn ra Giờ Trái đất do STDe sáng tạo cũng đã được khách sạn Hương Giang ở Huế đồng ý thử nghiệm. Theo đó, mô hình khách sạn được mô tả: 80% nhân viên là người khiếm thị, năng lượng điện được sử dụng ở mức tối thiểu, du khách ăn nghỉ tại đây sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động trong bóng tối như bữa ăn âm phủ, bữa ăn quê xưa, phòng ngắm trăng sao, ngủ đêm trên bờ biển…
Tuy nhiên, để hiện thực hoá dự án thì còn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà quản lý cũng như sự thay đổi tư duy làm du lịch của các nhà kinh doanh du lịch tại Việt Nam.
Trước đó, STDe cũng đưa ra nhiều ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo khác như sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt; sản phẩm du lịch từ muối, rác…
Trang Korea
YeuDuLich.vn
Nguồn: tổng hợp
YeuDuLich.vn
Nguồn: tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét