Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

TUYẾN DU LỊCH T.P HỒ CHÍ MINH – ĐAKLAK – GIA LAI – KONTUM

I- TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ T.P HỒ CHÍ MINH – BUÔN MA THUỘT (348km) – PLEIKU (535km) –KONTUM (582km)
1. T.P Hồ Chí Minh:
a. Quận Bình thạnh
- Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – cầu Bình triệu
b. Quận Thủ đức
- cầu Bình triệu – cầu Vĩnh bình

2. Tỉnh Bình dương (QL 13)
]
a. Huyện Thuận an
- Ngả 3 Lái thiêu
b. Thị xã Thủ dầu một
- Ngả 4 Sở sao (QL 14)
c. Huyện Bến cát
d. Huyện Tân uyên
3. Tỉnh Bình phước
a. Huyện Đồng phú
b. Thị xã Đồng xoài
c. Thị trấn Cái chanh
4. Tỉnh Đăk- lăk
a. Huyện Đak-lấp
b. Huyện Đak-song
c. Huyện Đak-min
d. Huyện Cư-jut
e. T.P Buôn ma thuột
f. Huyện Sê-rê-pốc
g. Huyện Krông-pút
h. Huyện Ealeo
5. Tỉnh Gia lai
a. Huyện Chư-prông
b. T.P Pleiku
6. Tỉnh Kontum
a. Thị xã Kontum
II. TỈNH ĐAKLAK
1. Vị trí địa lý
Diện tích 19.800 km2 đứng hàng thứ nhất trong cả nước, Đaklak là tỉnh có vùng đất đỏ bazan lớn nhất trong cả nước. Cây cà phê, cao su là thế mạnh của tỉnh. Rừng có trữ lượng gỗ lớn và nhiều gỗ quí. Đaklak có đỉnh núi Chư-yang-sin cao nhất tỉnh 2.442m. Sông lớn nhất là sông Sê-rê-pốc dài 322km và chia làm 2 nhánh: Krông-krô, Krông Ana. Tỉnh Đaklak có tỉnh lỵ là TP Buôn ma thuột và 11 huyện: Krông-pút, Ea soup, Krông-păc, Mơ-đrăc, Lăk, Đăkmin, Đăk-nông, E H’leo, Krông-Ana, Krông-bông, Crưm-ga. Về dân tộc người Kinh chiếm đa số, người Ê-đê, Mơ-nông và các dân tộc khác. Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới 200 km.
2. Văn hóa dân tộc Tây Nguyên
a. LỄ HỘI ĐUA VOI :
Ở nước ta voi nhà tập trung nhiều nhất ở Đaklak với khoảng 40 con, trong đó bản Đôn huyện Ea-Soup là có nhiều đàn voi nhất. Hội đua voi thường diễn ra vào mùa xuân (tháng 3 âm lịch). Chuẩn bị cho lễ hội người quản tượng đưa voi vào rừng có nhiều cây cỏ, ăn thêm chuối chín, đu đủ, mía, bắp, khoai lang, cám gạo và không làm viêc nặng để giữ sức. Bãi đua voi là một dãi đất bằng phẳng, dài từ 1-2km, chiều ngang đủ để 10 con voi giăng hàng đi một lúc. Theo lệnh của người điều khiển, trên lưng voi có 2 người quản tượng trang phục sặc sỡ, những con voi phóng về phía trước trong tiếng hò reo của khán giả lẫn tiếng cồng chiêng. Ngày hội đua voi phản ánh tinh thần thượng võ của người M’Nông
b. LỄ ĂN CƠM MỚI :
Hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, các dân tộc ở Tây nguyên tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn thần và vui mừng thụ hưởng kết quả của một quá trình lao động. Người Ba-na theo đạo Thiên chúa tuy không cúng bái nhưng vẫn giết heo, gà, dê trong lễ cúng cơm mới. Người Jarai theo đạo Tin lành thì bỏ tục uống rượu cần, chuẩn bị heo gà, con trai lo chặt củi, con gái lo giả gạo. Thầy cúng trong bộ lễ phục hút rượu cần vào một cái bát mời nữ chủ nhân cao tuổi nhất ngồi trước mâm, chân đặt lên lưỡi rìu nhận lễ. Sau đó là cuộc tiệc vui của tất cả mọi nười. Trong ngày lễ hội này còn có những trò chơi như: đẩy gậy, múa khiên, múa kiếm, thi bắn cung nỏ.
c. LỄ ĐÂM TRÂU :
- Lễ đâm trâu mừng chiến thắng, thắng lợi : thường tổ chức tại nhà krông và kéo dài trong 3 ngày. Chủ đề buổi lễ là già làng. Nội dung là mừng chiến công của cộng đồng này với cộng đồng kia hoặc khánh thành nhà krông. Ngoài con trâu còn phải chuẩn bị những lễ vật khác như: heo, gà, rượu cần, gạo, nếp… Một cây tre cao được dựng tựa vào cột chính làm nêu, khi con trâu được cột vào gốc cây nêu trong ánh chiều vàng và tiếng cồng chiêng thúc giục mọi người đến dự lễ. Hai thanh niên ăn mặc dũng sĩ trong tư thế vờn nhau, người thứ ba xuất hiện tay cầm gậy dài vờn trước mặt con trâu cho nó lồng lộn, tiếp theo là đội múa Tap Mlia. Khi trời gần sáng mọi người tụ tập quanh cây nêu để làm lễ đâm trâu: 1 thanh niên cầm chiếc mác, 1 người cầm chiếc lái chém một nhát vào khuỷu chân làm cho nó lồng lên chạy quanh cây nêu. Bắng động tác thật mạnh người thanh niên đưa lưỡi giáo xuyên tận tim. Họ lấy chiếc nồi đồng có đựng ít rượu pha với huyết. Thầy cúng lấy rượu pha huyết, cắt 1 ít tai, mũi, mi mắt, lông đuôi để cúng thần linh. Sau đó con trâu được đem thui, xả thịt làm thức ăn đãi khách
- Lễ đâm trâu của gia đình : con trâu tế thần là của gia chủ chuẩn bị. Chủ nhà cầm bát gạo đầy bốc từng nắm vẫy lên lưng trâu. Sau khi giết con vật lấy máu vấy vào cột. Người chủ gia đình bốc thịt nhét vào miệng từng người
c. LỄ BỎ MÃ :
Dân tộc Jarai sống theo làng gọi là plei. Khu mã bao giờ cũng nằm ở đầu giọt nước. Mỗi nhà mồ của dân tộc Jarai duy nhất có một cái hòm. Bất kỳ già,trẻ,trai,gái chết trước sau đều chôn vào đó. Từ 10-15 năm khi khu nhà mã quá nhiều người được chôn thì các già làng quyết định làm lễ bỏ mã
3. Những điểm tham quan ở tỉnh Đaklak :
a. THÁC DRAY- SAP: còn có tên là thác khói sương nói về huyền thoại tình yêu của nàng H’ Mi xinh đẹp và chàng Y- Rit khỏe mạnh nhưng trời (giàng) bắt tội không thể lấy nhau. H’Mi là con của một vị tù trưởng nổi tiếng giàu có còn Y- Rit nhà nghèo lại mồ côi cha mẹ nhưng cha mẹ của H’Mi lại định gả nàng cho một tù trưởng giàu có ở làng bên cạnh. Nàng tìm đến gốc cây kơ-nia để tâm sự cùng người yêu trong mối tình tuyệt vọng thì trên trời xuất hiện con quái vật lao xuống cây kơ-nia vồ lấy nàng H’Mi. Chàng Y- Rit chụp lấy chân con quái vật để giành lấy người yêu, nó dẫm chân xuống đất tạo thành 1 cột nước khổng lồ cuốn lấy nàng H’Mi. Chàng Y- Rit ngất đi và biến thành cổ thụ, chỗ cột nước khổng lồ biến thành ngọn thác
b. HỒ LĂK: ở huyện Lăk là hồ nước lớn nhất ở Tây nguyên. Diện tích vào mùa hè là 500ha, mùa mưa rộng thêm từ 100-200ha. Lòng hồ sâu 6m, có độ cao 400m so với mặt nước biển. Ven hồ Lăk là vùng đầm lầy, cây cối, lát mọc cao đến hàng mét. Đến mùa khô sếu bay về đây đậu rất nhiều. Hồ Lăk có rất nhiều loại cá, riêng loại ốc bươu có con đường kính 5- 6cm. Chính tại đây vua Bảo đại xây dựng một biệt điện để hàng năm đến nghỉ ngơi và người ta đã vớt từ đáy hồ một chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ sao mà trước kia vua Bảo đại đã sử dụng
c. BUÔN ĐÔN: thuộc huyện Ea-soup tỉnh Đăklăk là nơi cư ngụ của dân tộc Êđê, M’Nông, Lào. Dân tộc Êđê có khoảng 195.000 người thờ nhiều thần linh, ở nhà dài, theo chế độ mẫu hệ. Dân tộc M’Nông khoảng 67.300 người, đề cao thần Lửa, sống thành làng, theo chế độ mẫu hệ. Dân tộc Lào có khoảng 9.000 người chịu ảnh hưởng của Phật giáo, thờ cúng tổ tiên, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Người đứng đầu bản chết thỉ thiêu xác. Ở Buôn Đôn còn có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông tổ là Khun-su- nôp (1838 – 1924). Đầu tiên ông đào những cái hố sâu mỗi chiều 2m để bắt voi con, sau đó ông huấn luyện voi nhà để bắt voi rừng. Trong cuộc đời ông đã bắt được 444 con voi
d. NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT : vào đầu thế kỷ XX để đối phó với những phong trào yêu nước và phong trào cách mạng Pháp đã xây dựng một hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó có nhà đày Buôn ma thuột. Nhà đày Buôn ma thuột được xây dựng năm 1920 với qui mô kiên cố trên 1 mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 200m, tường cao dày bao bọc chung quanh. Nhà đày chia ra 6 lao, mỗi lao giam những loại tù nặng nhẹ khác nhau. Từ năm 1930 nhà đày Bôn ma thuột đã giam giữ những chiến sĩ cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ…
e. BẢO TÀNG VĂN HOÁ DÂN TỘC TÂY NGUYÊN : năm 1926 ngôi nhà được xây dựng bằng xi măng, gạch vôi kiên cố, hoàn thành năm 1927 mang tên Tòa Công sứ Pháp. Sau cách mạng tháng 8 tòa nhà này làm trụ sở của Hội đồng cố vấn cách mạng. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt nam vua Bảo Đại đã đến đây làm việc, nghỉ ngơi, săn bắn có tên gọi là Biệt điện Bảo Đại. Sau năm 1975 một phần tòa nhà sử dụng làm nhà khách, một phần làm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây nguyên.
- Phòng 1 : trưng bày trang phục các dân tộc
- Phòng 2 : trưng bày mô hình nhà krông, các bộ ché rượu
- Phòng 3 : trưng bày thuyền độc mộc, khung dệt
- Phòng 4 : các dụng cụ săn bắt voi và quần áo bằng vỏ cây
- Phòng 5 : dụng cụ âm nhạc dân tộc
III – TỈNH GIA LAI :
1. Vị trí địa lý :
Tỉnh Gia lai có tỉnh lỵ là TP Pleiku và các huyện : Chư M’gar, Chư-prông, Mang-giang, Krông-pa, An khê, A-dun-pa, Chư-pa. Về dân tộc có người Kinh, Jarai, Nhắng, K’ho ,Hrê, Thái, Mường. Đất đai tỉnh Gia lai chia làm 3 dạng : rừng núi, cao nguyên và thung lũng. Rừng chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh.
2. Những điểm tham quan :
a. BIỂN HỒ TƠ NƯNG : cách TP Pleiku khoảng 10 km có 1 hồ nước lớn gọi là Biển Hồ (hồ Tơ-nưng). Nằm ở giữa vùng cao nguyên đất đỏ nên nước hồ Tơ-nưng quí như hòn ngọc. Nước hồ trong xanh quanh năm không bao giờ cạn. Theo dân gian Biển Hồ xưa là miệng núi lửa ngưng hoạt động từ lâu. Chung quanh hồ là cây cối và các loại hoa làm cho cảnh sắc của hồ rất ngoạn mục. Đứng ở bên hồ có thể nhìn bao quát cả một vùng Tây nguyên. Ngọn núi cao Hơ-rưng đứng bên cạnh càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Biển Hồ.
IV. TỈNH KONTUM :
1. Vị trí địa lý :
Tỉnh Kontum có tỉnh lỵ là thị xã Kontum và các huyện Đắc giây, Đắc tô, Kon-plong, Sa thầy, Khang, Chư-srê. Dân tộc gồm có người Kinh, Bana, Xê-đăng, Nhắng, K’ho, H’rê, Thái, Mường…Tỉnh Kontum có nhiều sông ngòi và chia ra làm 3 hệ thống :
- Sông Pơ-cô : bắt nguồn từ phía Tây núi Ngọc lĩnh. Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông từ 10-11 tỉ m3 nước nên có khả năng xây dựng nhiều công trình thủy điện.
- Sông Ba : bắt nguồn từ Kon-Flông và đổ ra biển ở thị xã Tuy hòa.
- Sông Ia-đrăng, Ia-lốp : có khả năng tưới 46 ha đất trồng trọt.
2. Những điểm tham quan :
a. NHÀ KRÔNG K’RON-BÀNG :
Với lối kiến trúc độc đáo, nhà krông có hình dáng như lưỡi chiếc búa khổng lồ đưa thẳng lên trời như thách đố với thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà krông là trung tâm chỉ đạo sản xuất, trụ sở bộ máy quản trị của dân làng ( giải quyết những tranh chấp, xích mích ), là trường học của lớp trẻ, là hội trường và nhà khách của buôn làng.
Vào khoảng năm 1924 dân làng K’ron-bàng bắt đầu xây dựng ngôi nhà krông. Những cột chính được voi kéo từ rừng về đường kính 0m8, cao khoảng 8m và được tô điểm những nét hoa văn đặc trưng của dân tộc Bana. Nhà krông có chiều dài 14m, rộng 10m ,chiều cao từ mặt đất lên đến nóc khoảng 24-25m, mái ban đầu lợp bằng tranh dày đến 1m. Nhà krông K’ron-bàng được xem là nhà krông cổ nhất, lớn nhất ở Tây nguyên.
b. TƯỢNG NHÀ MỒ DÂN TỘC BANA :
- Lớp tượng thứ nhất : biểu hiện sự tái sinh hay hình thành một cuộc sống mới ( tượng những cặp nam nữ khỏa thân, cặp nam nữ giao hợp ), tượng những phụ nữ có thai, tượng bào thai mới ra đời trong tư thế ngồi co.
- Lớp tượng thứ hai : rất phong phú về thể loại,người Bana gọi là “ dik “ (người hầu ) gồm tượng phụ nữ, đàn ông, người đánh trống, người đi săn, người giả gạo, thợ rèn, mẹ bồng con, chó, khỉ, rùa,voi, chim… và cả tượng lính Pháp, thợ chụp ảnh, cầu thủ bóng đá.
- Lớp tượng thứ ba : những ảnh hưởng của xã hội, văn hoá từ bên ngoài vào đầu thế kỷ XX gồm các tượng lính Pháp, lính Mỹ, bộ đội, máy bay,trực thăng, xe tăng…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến