Lễ hội Nghinh Cô Long Hải (Lễ giỗ Cô) là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Nam bộ. Lễ hội có kết hợp giữa lễ hội Cầu ngư với tục thờ cúng Thần biển (Thủy Long, cá voi) và tín ngưỡng thờ Mẫu-Nữ thần của cư dân địa phương. Hàng năm, lễ hội được tổ chức tại Dinh Cô (nằm trên triền núi Thùy Vân, thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), nhằm tưởng nhớ Cô, tức “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.
Tương truyền, vào năm Gia Long thứ ba (1804), có một người con gái độ tuổi 16 tên là Lê Thị Hồng Thuỷ, quê ở Phan Rang, theo cha dong thuyền xuôi ngược Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Ngày 12/2 âm lịch năm đó, khi thuyền của họ đi ngang qua mũi Thùy Vân, thuộc vùng biển Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), thì cô gái bị ngã xuống biển. Mặc dù những người cùng đi trên thuyền đã ra sức tìm kiếm, nhưng vẫn không tìm được Cô. Ba ngày sau, xác Cô nổi lên nơi vũng Mù U và đã được bà con ngư dân nơi đây vớt lên, chôn cất tử tế. Từ đó, Cô hiển linh, luôn phù hộ, che chở, giúp đỡ người dân trong vùng, nhất là những người đi biển gặp may mắn. Vì vậy, người dân nơi đây đã lập một miếu nhỏ nằm sát bờ biển để thờ Cô, tôn xưng Cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần” và lấy ngày Cô mất để cúng bái hàng năm. Về sau, do bị thủy triều xâm thực, người dân đã chuyển miếu Cô lên triền núi Thùy Vân để thờ cúng. Ngày nay, miếu Cô đã được mở rộng, xây dựng thêm, với tổng diện tích gần 1.000m2 và lấy tên mới là Dinh Cô. Hàng năm, từ ngày 10 - 12/2 âm lịch, du khách thập phương lại nô nức về Dinh Cô để dự lễ hội Nghinh Cô nhằm chiêm bái, cầu may.
Ngày 10/2, vào lúc 6 giờ sáng, Ban quý tế và ngư dân tề tựu về Dinh Cô để chuẩn bị làm lễ. 7 giờ sáng cùng ngày, Ban quý tế tiến hành Thỉnh Long vị Bà Lớn (bà Thủy) và ông Nam hải (Cá ông) về Dinh. Lễ rước diễn ra trong hai tiếng, có học trò lễ, ban nhạc, bạn chèo (12 người) với trang phục áo đỏ, nẹp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo, 2 long đình (một ngôi Nghinh Bà Lớn, một ngôi nghinh cá Ông), cờ ngũ hành... Tiếp sau lễ Thỉnh Long vị Bà Lớn và ông Nam hải là đến lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền. Cuối cùng là lễ cầu quốc thái dân an.
Ngày 11/2, 8 giờ sáng, bắt đầu diễn ra hội thi chèo thúng và hội thi bơi lội. 16 giờ cùng ngày, hàng trăm ghe, thuyền của các làng cá thuộc thị trấn Long Hải và một số tỉnh miền Trung với cờ hoa lộng lẫy tấp nập neo đậu và hướng mũi thuyền vào Dinh Cô để thực hiện nghi thức chầu Cô, mong Cô phù hộ những chuyến ra khơi may mắn.
Ngày 12/2 là ngày giỗ chính. Ngư dân tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về nhập điện tại Dinh Cô. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có 2 ghe chính, 6 ghe hộ tống. Hai ghe chính được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ, có bày bài vị, hương án, cúng phẩm. Chủ tế, ban nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo cùng ở trên ghe này. Đúng 7 giờ sáng, đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khởi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ khoảng 1km, chủ tế ra lệnh cho đoàn ghe dừng lại, bắt đầu thực hiện nghi lễ niệm hương. Sau khi chủ tế niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua mộ Cô rồi trở về bãi biển phía tây, cách Dinh Cô khoảng 100m để đưa bài vị Cô nhập điện. Khoảng 21 giờ, đại lễ cúng Cô sẽ được tổ chức tại Dinh Cô.
Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Nghinh Cô Long Hải, bên cạnh các nghi lễ chính, còn có nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: biểu diễn lân-sư-rồng, chầu mời, múa bông, dâng lộc, dâng mâm vàng, mâm bạc, hát tuồng, hát bội…
Tương truyền, vào năm Gia Long thứ ba (1804), có một người con gái độ tuổi 16 tên là Lê Thị Hồng Thuỷ, quê ở Phan Rang, theo cha dong thuyền xuôi ngược Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Ngày 12/2 âm lịch năm đó, khi thuyền của họ đi ngang qua mũi Thùy Vân, thuộc vùng biển Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), thì cô gái bị ngã xuống biển. Mặc dù những người cùng đi trên thuyền đã ra sức tìm kiếm, nhưng vẫn không tìm được Cô. Ba ngày sau, xác Cô nổi lên nơi vũng Mù U và đã được bà con ngư dân nơi đây vớt lên, chôn cất tử tế. Từ đó, Cô hiển linh, luôn phù hộ, che chở, giúp đỡ người dân trong vùng, nhất là những người đi biển gặp may mắn. Vì vậy, người dân nơi đây đã lập một miếu nhỏ nằm sát bờ biển để thờ Cô, tôn xưng Cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần” và lấy ngày Cô mất để cúng bái hàng năm. Về sau, do bị thủy triều xâm thực, người dân đã chuyển miếu Cô lên triền núi Thùy Vân để thờ cúng. Ngày nay, miếu Cô đã được mở rộng, xây dựng thêm, với tổng diện tích gần 1.000m2 và lấy tên mới là Dinh Cô. Hàng năm, từ ngày 10 - 12/2 âm lịch, du khách thập phương lại nô nức về Dinh Cô để dự lễ hội Nghinh Cô nhằm chiêm bái, cầu may.
Ngày 10/2, vào lúc 6 giờ sáng, Ban quý tế và ngư dân tề tựu về Dinh Cô để chuẩn bị làm lễ. 7 giờ sáng cùng ngày, Ban quý tế tiến hành Thỉnh Long vị Bà Lớn (bà Thủy) và ông Nam hải (Cá ông) về Dinh. Lễ rước diễn ra trong hai tiếng, có học trò lễ, ban nhạc, bạn chèo (12 người) với trang phục áo đỏ, nẹp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo, 2 long đình (một ngôi Nghinh Bà Lớn, một ngôi nghinh cá Ông), cờ ngũ hành... Tiếp sau lễ Thỉnh Long vị Bà Lớn và ông Nam hải là đến lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền. Cuối cùng là lễ cầu quốc thái dân an.
Ngày 11/2, 8 giờ sáng, bắt đầu diễn ra hội thi chèo thúng và hội thi bơi lội. 16 giờ cùng ngày, hàng trăm ghe, thuyền của các làng cá thuộc thị trấn Long Hải và một số tỉnh miền Trung với cờ hoa lộng lẫy tấp nập neo đậu và hướng mũi thuyền vào Dinh Cô để thực hiện nghi thức chầu Cô, mong Cô phù hộ những chuyến ra khơi may mắn.
Ngày 12/2 là ngày giỗ chính. Ngư dân tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về nhập điện tại Dinh Cô. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có 2 ghe chính, 6 ghe hộ tống. Hai ghe chính được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ, có bày bài vị, hương án, cúng phẩm. Chủ tế, ban nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo cùng ở trên ghe này. Đúng 7 giờ sáng, đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khởi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ khoảng 1km, chủ tế ra lệnh cho đoàn ghe dừng lại, bắt đầu thực hiện nghi lễ niệm hương. Sau khi chủ tế niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua mộ Cô rồi trở về bãi biển phía tây, cách Dinh Cô khoảng 100m để đưa bài vị Cô nhập điện. Khoảng 21 giờ, đại lễ cúng Cô sẽ được tổ chức tại Dinh Cô.
Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Nghinh Cô Long Hải, bên cạnh các nghi lễ chính, còn có nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: biểu diễn lân-sư-rồng, chầu mời, múa bông, dâng lộc, dâng mâm vàng, mâm bạc, hát tuồng, hát bội…
Thanh Hải (TTTTDL) biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét