Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Khái quát về Ninh Hòa


Thị Xã Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh Hòa, có tỉnh lỵ đặt tại TP. Nha Trang. Tổng số diện tích TX. Ninh Hòa khoảng chừng 1.196 cây số vuông (km2); phía Bắc giáp Vạn Giã (thuộc H. Vạn Ninh), phía Nam giáp Nha Trang, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, và phía Đông giáp biển Đông Hải. Dãy Trường Sơn có núi non hiểm trở ở về phía Tây T.X Ninh Hòa, còn phía Đông có quốc lộ số 1 chạy dọc bờ biển.
Từ T.X Ninh Hòa ra Vạn Giã đường bộ độ 27 cây số (ra Huế 594 cây số), vô Nha Trang độ 32 cây số (vô Sài Gòn 475 cây số), lên Buôn Ma Thuột độ 162 cây số. Ðường sắt song song với quốc lộ số 1 là hai trục lộ giao thông chính nối liền Nam-Bắc xuyên qua Sài Gòn, Nha Trang, Ninh Hòa, Huế ... Còn quốc lộ số 21 (nay đổi là 26) bắt đầu từ ngã ba Ninh Hòa (có cái bùng binh tại đây xây trước năm 1975) gần sân vận động cũ, cũng không kém phần quan trọng nối liền Ninh Hòa với các tỉnh cao nguyên đất đỏ xuyên qua Dục Mỹ, Khánh Dương và Buôn Ma Thuột.

Dân số Ninh Hòa ước lượng khoảng trên 300 ngàn người với mật độ trung bình gần 300 người trên mỗi cây số vuông. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở các miền đồng bằng, làm nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Ninh Xuân (Giếng Bọng) và làm muối thì ở Hòn Khói.

Trước năm 1975, một số tiểu công nghệ đặc thù "cha truyền con nối" như làm nghề bánh tráng, bún, bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi, chả, nem, thợ rèn, làm vôi v.v.. hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và nem ở đây rất nổi tiếng cả nước không đâu bằng. Một thiểu số sống ở những triền núi như Phong Thạnh, Phú Hữu, hòn Hèo, hòn Sầm v.v… làm nghề trồng trọt và đốn cây bán làm củi. Một số ít người Thượng sắc tộc Rhadé (quen gọi là Đê) từ vùng cao nguyên xuống chợ sinh hoạt hàng ngày trong việc đổi chác thịt thú rừng, vải vóc, hoa quả như đậu xanh, dưa hấu, bí đỏ…

MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN TẠI NINH HÒA

Bãi biển Dốc Lết
Suối nước nóng Trường Xuân - Dục Mỹ
Đình Mỹ Hiệp
Lăng Bà Vú
Suối Ba Hồ

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

CUNG CẤP LAND TOUR BUÔN MA THUỘT & TÂY NGUYÊN



Nhắc đến Ban Mê không thể không nói đến thác nước Draysap hùng vĩ và bí ẩn dưới màu “sương khói” mờ ảo, một Buôn Đôn chào đón du khách trong mùi hoa cà phê ngào ngạt cùng thú vui đặc biệt chỉ có ở Buôn Đôn - cưỡi voi tham quan cuộc sống mộc mạc, bình dị của buôn làng hay vượt sông Sêrepok, băng rừng đại ngàn YookDon, nghiêng ngã theo từng nhịp chân trên chiếc cầu treo lắc lư, chiêm ngưỡng những căn nhà gỗ mộc dài hàng trăm mét và thưởng thức đặc sản cơm Lam – gà nướng hay chèo thuyền Độc Mộc trên hồ Dak Min.

Đến với TOUR BUÔN MÊ THUỘT 2 NGÀY 1 ĐÊM với chương trình tour cực kỳ hấp dẫn, bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng đất cao nguyên, thưởng thức những đặc sản khó có thể tìm thấy ở đồng bằng và khám phá sự bí ẩn đầy hấp lực của núi rừng Đăklăk để có thêm những cảm xúc mới lạ cũng như để biết thêm những cảnh đẹp hùng vĩ, những vùng đất trù phú và cuộc sống muôn màu của đất nước Việt Nam.

Chương trình khởi hành hàng ngày tại Buôn Ma Thuột, thích hợp cho khách muốn cảm nhận “Đêm thấy ta là thác đổ”, trải nghiệm khám phá những điều mới lạ, thay đổi tư duy, làm chủ cuộc đời,...
Mọi chị tiết xin vui lòng liên hệ: 
Quách Tuấn Kha – 0909 937 492
Mail: giangnamtourist@gmail.com , info@giangnamtourist.com
Website: www.giangnamtourist.com
Link tại đây: http://www.giangnamtourist.com/tourists/hoang-so-dai-ngan-13.aspx

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Những cái khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội


 Cơn mưa.
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên. Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.
Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.
Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai.
Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách.
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm.
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
Sài Gòn: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
Giầy tất
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang tất.
Con gái Sài Gòn có thể đi tất mà không cần mang giày.
Đụng hàng
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?".
Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác".
Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus.
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn.
Sài Gòn: Ít cafe + ít sữa + đá + đá + đá + ... + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng... chan vào cafe uống. Hết lại có thêm (không cần xin).
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc.
Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá ở các quán nước giá 500 đồng.
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí.
Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai nghìn rưởi.
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền.
Dao dĩa
Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa" với người bồi bàn.
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa.
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa:
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!".
Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng".
Chào hỏi
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về:
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!".
Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!".
Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao?".
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ".
Giàu có
Bạn được coi là giàu có khi...
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Giữ xe hàng quán
Hà Nội: Trông hộ xe miễn phí.
Sài Gòn: "Anh cho xin 2 ngàn".
Uống bia
Hà Nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ tan tiệc.
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa.
Karaoke
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ.
Sài Gòn: Chọn vi tính, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ.
Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ.
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy.
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen).
Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực.
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình.
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.
Chùa chiền
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa.
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh.
Tào phớ
Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.
Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ.
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.
Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo. Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên đường 3/2.
Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh.
Sài Gòn: Me, chanh.
HN: nem rán.
SG: chả ram, chả giò.
HN có bún chả.
SG có cơm tấm.
Cuối tuần
Hà Nội: Cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi.
Sài Gòn: Đi ăn tiệm.
Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, Tak X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu?
Chợ tình
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.
Xe
Hà Nội: Hiếm gặp những xe đời cũ.
Sài Gòn: Những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố.
Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm... em xin 5 ngàn thôi.
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.
Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to.
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.
Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
Tức mình chửi nhau:
Hà Nội: Đồ dở hơi
Sài Gòn: Quân mắc dịch
Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.
Người Hà Nội: nói dài dòng, khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn, dễ hiểu!
Người SG nói: dễ hiểu.
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.
Tiệm Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!
Ăn uống
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó.
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.
Tẩy
Ở Hà Nội: Nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: Nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi một bao Vina.
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng.
Ở Sài Gòn, càng hài ước càng thu hút mọi người.
Gọi điện về việc kinh doanh
Hà Nội: Chú là con ai đấy?.
Sài Gòn: Mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án
Sài Gòn: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
Hà Nội: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

Khi khách đến nhà

Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
Hà Nội: Mời cơm... ứ dám ăn.
Sài Gòn: Mời cơm là... phải ăn. Khi ai cho mình cái gì
Hà Nội: Vâng quí hóa quá.
Sài Gòn: Trời ơi dữ hông.

Khen đồ ăn ngon

Hà Nội: Ngon tuyệt cú mèo.
Sài Gòn: Ngon bá chấy bò chét.

Khen vật gì to

Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki.

Con gái

Sài Gòn: da rám nắng, nói năng dễ thương con gái.
Hà Nội: da trắng, lạnh lùng khó bắt chuyện.

Hà Nội: Chị ơi cho em cái túi nylon
Sài Gòn: Chị ơi cho em cái bịch xốp

Hoa quả

Hà Nội gọi quả táo là quả táo.
Sài Gòn gọi quả táo là trái bom.
Hà Nội gọi quả dứa là quả dứa.
Sài Gòn gọi quả dứa là trái thơm.
Hà Nội gọi là ô mai.
Sài Gòn gọi là xí muội.
Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly.
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống.

Uống rượu

Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: "Bắc cạn".

Sinh viên và cave

Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
Hà Nội: Gội đầu thư giãn
(Thực ra vào trong đó thì như nhau)

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

BUÔN MA THUỘT - KHÁM PHÁ TÂY NGUYÊN HUYỀN BÍ

           CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHÁM PHÁ

TÂY NGUYÊN HUYỀN BÍ
      Thời gian: 3 ngày 2 đêm
      Phương tiện: Đi & về bằng xe
      Khởi hành: Thứ 6 hàng tuần
NGÀY 01:                    TP.HCM – THÁC DRAYNUR - BUÔN MA THUỘT
06h30: Xe & hướng dẫn viên Giang Nam Tourist đón quý khách tại điểm hẹn (Hoặc Nhà Thờ Đức Bà). Khởi hành đi Buôn Ma Thuột. Dùng điểm tâm sáng tại KDL Đại Nam. Đoàn di chuyển trên cung đường bazan - con đường dẫn đến thủ phủ phê, đặt chân trên lớp đất núi lửa phun trào từ hàng triệu năm, cảm nhận sự bạt ngàn của cao su, phê. Tiếp tục đi vào đường mòn Hồ Chí Minh qua các địa danh đã đi vào lịch sử và âm nhạc: Đồng Xoài, Sóc BomBo,...
11h30: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng.
Tiếp tục đến ĐăkNông i được định v là Đà Lạt th 2 trong tương lai. Đặt chân đến vùng đất có dòng sông chảy ngược v hướng y độc đáo trên thế gii. Cảm nhận cao nguyên xanh, thông reo vi vu trong nắng gió đại ngàn.
15h00: Đến thác Draynur, Quý du khách ngắm dòng nước ào ạt tuôn trào từ độ cao mấy mươi mét như một bức tường thành khổng lồ, kỳ vĩ vốn là biên giới tự nhiên giữa hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Đoàn tự do tham quan, tắm thác, khám phá hang động độc đáo rộng hơn 3.000 m2 bên trong lòng thác.
Tham gia chương trình đi bộ xuyên rừng, nghe tiếng chim ríu rít trong các tán cây cổ thụ, ngắm những dòng suối nhỏ róc rách ven dòng Serepok…, vượt qua cầu treo đến với “Thác Khói” Draysap,...Các bạn như hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe khúc nhạc rừng, cảm nhận “hồn đất”, “hồn nước” Tây Nguyên huyền thoại.
17h00: Dùng cơm tối tại nhà hàng KDL thác Draynur.
Khởi hành về Buôn Ma Thuột. Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi

19h00: Đoàn xem quy trình biểu diễn barista, trải trải nghiệm văn hóa cà phê của 4 quốc gia trên thế giới như Nhật, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia…. tại Làng Cà Phê Trung Nguyên (Phí tự túc).

NGÀY 02:                       BUÔN ĐÔN - HỒ LẮK                                      

06h30: Đoàn dùng buffet sáng tại khách sạn. Khởi hành đi Buôn Đôn. Quý khách tham quan trường huấn luyện voi lớn nhất Việt Nam năm xưa. Tìm hiểu nét văn hóa của người dân Ê Đê. Nghe thuyết minh về nhà dài của người dân tộc Nam Tây Nguyên, nhà cổ của AmaKong – Một nhân vật khá nổi tiếng về kỉ lục săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và bài thuốc AmaKong bí truyền. Tham quan Mộ Vua săn bắt voi, cầu treo Sêrêpok. Cưỡi voi thăm buôn làng (Phí tự túc)
11h30: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng. Về khách sạn nghỉ ngơi.
13h30: Đoàn khởi hành đi Hồ Lắk. Quý khách đắm chìm vào huyền thoại bí ẩn của người Mơ Nông, đi thuyền độc mộc tham quan cảnh hồ, chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại. Hòa mình vào thiên nhiên, đời sống tinh thần, thưởng thức vũ điệu truyền thống sôi động, cảm nhận được khát khao chinh phục thiên nhiên của những người con nơi đại ngàn.
17h30: Dùng cơm tối tại nhà hàng.
19h00: Tham gia chương trình giao lưu văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên, đốt lửa trại, uống rượu cần, ăn thịt nướng, nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái người đồng bào dân tộc Ê Đê (Phí tự túc). Nghỉ đêm tại Buôn Ma Thuột.

NGÀY 03:        LÀNG CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN - CHÙA KHẢI ĐOAN   

06h30: Đoàn dùng buffet sáng tại khách sạn. Làm thủ tục trả phòng. Đoàn di chuyển đến làng cà phê Trung Nguyên. Quý khách tham quan góc trưng bày các hiện vật của bảo tàng cà phê thế gii và Tây Nguyên, những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo độc đáo ghép bằng hạt phê, ngm những y cà phê c, nghe huyền thoại cà phê chồn, trải nghiệm văn hóa cà phê của 4 quốc gia trên thế giới như Nhật, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia….
Tiếp tục tham quan chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Ngôi chùa cuối cùng được phong sắc tứ của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Đoàn thắp hương cầu phước lành. Tham quan mua sắm tại chợ Buôn Ma Thuột, Ngã 6 Ban Mê, Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột,...
Sau đó khởi hành về Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đường về, xe ghé lại cho quý khách mua sắm đặc sản địa phương như: thổ cầm, rượu cần, cà phê, bơ, sầu riêng, mít,...…về làm quà cho người thân, bạn bè.
11h30: Đoàn cùng cơm trưa tại nhà hàng.
18h00: Về tới Thành phố Hồ Chí Minh, xe đưa đoàn về lại điểm đón ban đầu. Kết thúc chuyến tham quan. Chia tay & hẹn gặp lại quý khách.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH: 1.750.000 VNĐ
(Tour ghép khách, khởi hành thứ 6 hàng tuần)

Giá trên bao gồm:
• Xe máy lạnh đời mới đưa đón theo chương trình tham quan. Tùy theo tình hình thực tế bố trí xe: County 2011, Aero town 2011, Aero Space 2006,…
• Ăn uống theo chương trình:
-         01 bữa sáng ngày 1: 1 tô (Bún bò, bò kho, hủ tiếu, ốp la, phở,….) + 1 ly (cà phê, đá chanh, sữa đậu nành, trà đá,… ) 40.000/ 1 suất
-         02 bữa sáng ngày thứ 2 và thứ 3: buffet sáng với hơn 25 món
-         03 bữa ăn trưa với các món đặc sản địa phương, với thực đơn 80.000/ 1 suất
-         02 bữa ăn tối với các món đặc sản địa phương, với thực đơn 90.000/ 1 suất
• Lưu trú:  Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao: Tuấn Vũ (hoặc tương đương)
• HDV thuyết minh và phục vụ việc ăn, nghỉ, tham quan cho quý khách suốt tuyến.
Vé vào các điểm tham quan: thác Draynur, nhà cổ Amakong, cầu treo Serepok, mộ vua săn bắt voi, hồ Lắk
• Quà tặng: nón, khăn lạnh, nước suối.
• Bảo hiểm du lịch trị giá 10.000.000đ/người.
Giá vé không bao gồm:
§          Ăn uống ngoài chương trình, điện thoại, và các chi phí vui chơi giải trí cá nhân khác.
§          Thuế VAT.
§          Show biểu diễn barista của 4 quốc gia, thưởng thức cà phê 4 quốc gia, giá 130.000/ 1 khách, áp dụng cho nhóm trên 10 khách
§          Phí giao lưu cồng chiêng + rượu cần + thịt nướng, giá 150.000/ 1 khách, áp dụng cho nhóm trên 15 khách
§          Phí cỡi voi
Giá vé trẻ em:
ü      Trẻ em từ 11 tuổi trở lên phải mua 1 vé. Trẻ em từ 5 -11 tuổi mua ½ vé.
ü      Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (gia đình tự lo).
ü      Hai người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 6 tuổi, từ trẻ thứ 2 trở lên phải mua ½ vé.
Lưu ý:
o       Tiêu chuẩn ½ vé được 1 suất ăn, 1 ghế ngồi và ngủ ghép chung với gia đình.
o       Khi đi quý khách mang theo CMND/ Passport/giấy khai sinh (trẻ em).
o       Quý khách vui lòng tham khảo kỹ điều kiện bán vé trước khi đăng ký.


Mọi chi tiết xin liên hệ:
QUÁCH TUẤN KHA
Cell : 0909 937 492 – 0906 942 665
Y/M: quachtuankha / Skype: quoctoantourist

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DU LỊCH GIANG NAM
Tại TP.HCM: 406/80 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 08 3110 636 – Fax: 08. 3110 635
Tại T.X Ninh Hòa: Quốc lộ 1A – Ngã 3 Ngoài – T.X Ninh Hòa – Khánh Hòa
Điện thoại: 058 3845 408 – Fax: 058. 3845 437

Bài đăng Phổ biến