Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT

THỊ TRẤN ĐỊNH QUÁN :

- Truyền thuyết kễ lại rằng: khi đem quân vào nam chúa nguyễn đã từng đóng quân ở khu vực này. Vì vậy gọi là khu vực ĐỊNH QUÂN, sau này đọc trại thành từ ĐỊNH QUÁN.

- Vùng này đa số người kinh sinh sống nhưng chủ yếu có nhiều người hoa.

- Kinh tế : chủ yếu là trồng bắp , đậu nành , thuốc lá, và các loại cây ăn quả khác.

ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN:

- Những khối đá xếp chồng lên nhau một cách khéo léo, người ta gọi là đá ba chồng

- Ngày xưa chúng nằm trong lòng đất . Nhưng do quá trình kiến tạo những mạch đá nằm bên trong bị đút gãy. Vì vậy nước mưa có thể thắm sâu vào những khe nứt làm tách dần chúng ra.


HUYỆN TÂN PHÚ:

- Đây là huyện cuối cùng của tỉnh đồng nai.

- Phía trái có ngã ba đi vào rừng quấc gia nam cát tiên. Đây là một trong những khu rừng còn xót lại trong chiến tranh hóa học của mỹ.


ĐÈO BẢO LỘC:
- Đây là một trong những đèo đẹp và có nhiều khúc quanh nhất trên đường đến đà lạt. Được xây dựng 1923- 1931 do người pháp xây dựng.

- khỏang 70 kỹ sư khảo sát tính toán , 1500 công nhân làm việc lien tục khỏang trong vòng 9 năm.

THỊ XÃ BÃO LỘC:

Trước đây là thị trấn bảo lộc. Đến năm 1994 do tính chất quan trọng và cần thiết nên nhà nước cho nâng cấp thành thị xã bảo lộc.

- Tập trung chủ yếu sinh sống đó là người mạ. Họ có sự giao lưu và buôn bán với người việt và xiêm vào thế kỷ thứ 2. Người mạ có tục cà răng – căng tai.

- Đây là vùng nổi tiếng với các loại sản phẩm như : trà , cà phê , dâu tằm.
1.4 TỈNH LÂM ĐỒNG

1.4.1 Khái quát về tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.

Lâm Đồng phía bắc giáp tỉnh Đăk LăkĐăk Nông, phía đông giáp Khánh HòaNinh Thuận, phía nam là tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía tây là tỉnh Bình Phước.

Địa hình tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm ViênDi Linh. Cao nguyên Lâm Viên có đỉnh Bi Dúp cao 2.287 m.

Tỉnh lỵ của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt.

Lâm Đồng có 149 đơn vị hành chính cấp xã gồm 118 xã, 18 phường và 13 thị trấn
1.4.2 Một số điểm thuyết minh

ØKm 76: là ranh giới của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng

ØKm 78: là thị trấn Maadagui

ØKm 81: đèo Chuối là ngọn đèo đầu tiên khai đi thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. Đèo chuối dài 4 km, nằm giữa thung lũng của hai dãy núi cao nơi cao nhất của đèo cao 350 m so với mặt nước biển. Trước đây khu vực này có rất nhiều chuối hoang nên gọi là đèo Chuối


ØKm 86: khu du lịch Madagui – suối Tiên
KHU DU LỊCH MADAGUI – SUỐI TIÊN

Suối Tiên bắt nguồn từ núi San-Say giáp tỉnh Bình Thuận, dài trên 10 km, là khu du lịch liên doanh giữa Saigon tourist và huyện Đa Hoài năm 1989.

Suối Tiên là dòng suối rộng, trong xanh, chảy xiết với nhiều khối đá nổi lên trên lòng suối. Dòng suối này chảy qua vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh càng tạo phong cảnh hưu tình. Ở đây có thể tổ chức tour nghỉ ngơi, giải trí, cắm trại, tham quan rừng. Hiện nay có trồng thêm vườn lan và nuôi nhiều thú cho khách thưởng ngoạn.

Tên gọi Suối Tiên với truyền thuyết như sau : Tương truyền từ xa xưa, ông trời nổi giận không cho mưa xuống, làm khắp buôn làng người Mạ âu sâu, lo lắng, trẻ con khóc thét đòi nước uống. Một gia đình nọ, vợ sinh con đầu lòng nhưng thiếu sữa cho con bú, chồng liền cầm nỏ vào rừng tìm trái chua cho vợ con. Chàng đã vượt qua ba ngọn núi , bảy cánh rừng. Khi mặt trời lên cao, người thợ săn nhìn thấy một tổ ong, chàng vươn cung lên bắn, tên vừa chạm vào tổ ong thì một dòng nước bắn thẳng vào thợ săn, chàng trai hoảng sợ bỏ chạy, tức thì dòng nước chạy theo. Chàng chạy càng nhanh dòng nước chạy càng nhanh, chàng chạy mãi đến bên cánh rừng thì kiệt sức và thiếp đi thì dòng nước dừng lại và lan rộng, lan rộng mãi thành một vùng nước sâu. Nhờ dòng nước này mà buôn làng được cứu sống và tồn tại cho đến ngày nay.

Theo quốc lộ 20 từ ranh giới tỉnh Lâm Đồng ta bắt gặp vùng cư trú của dân tộc Mạ ngay từ huyện Đa Hoài kéo dài đến Bảo Lộc. Dân tộc Mạ có khoảng 20000 người (1989). Các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng chủ yếu sống bằng các hoạt động kinh tế nương rẫy là chủ yếu. Hàng năm vào trước mùa mưa, các buôn làng tổ chức đốt rẫy và đến khi cơn mưa đầu mùa vào khoảng tháng tư, họ bắt đầu tỉa lúa, ngoài ra họ còn xen kẻ trong lúa là trồng bắp, đậu … Khi đã đến mùa gặt thì họ phơi khô lúa, ngô để trong kho. Sinh hoạt kinh tế nương rẫy có từ lâu đời, ngoài ra họ còn có nghề săn bắt rất đặc biệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu hết các dân tộc ít người ở Lâm Đồng cư trú thành các Bon (Plei). Mỗi Bon có từ vài chục nóc nhà. Vùng Mạ tồn tại các ngôi nhà dài hàng chục mét. Ở người Mạ, chế độ phụ hệ đã được xác lập. Mỗi Bon đều có một người đứng đầu do sự tín nhiệm và đề cử của các thành viên cộng đồng. Những việc gieo trồng, chia đất, chiến tranh … phải do sự quyết định tập thể của cộng đồng. Người Mạ cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại một kho tàng dân gian tục ngữ khá đồ sộ nhất là những bản tình ca thật da diết, hồn nhiên. Vốn âm nhạc của dân tộc rất phong phú, đặc biệt là bộ cồng chiêng. Đêm đêm vào mùa lễ hội, sau khi đã thu hoạch xong một vụ lúa, người dân tổ chức ăn mừng lúa mới. Trong không gian hùng vĩ ấy của núi rừng, tiếng chiêng vang lên những âm điệu diệu kỳ như kêu gọi hướng về một tương lai của những ngày tươi đẹp. Âm nhạc là nhu cầu gửi gắm tâm tư nguyện vọng của dân tộc ít người. Chính ở vùng Mạ Bảo Lộc đã phát hiện được bộ đàn đá Bơrode (hiện lưu giữ tại Los Angeles) là một minh chứng cho trình độ âm nhạc độc đáo của các dân tộc ít người ở Lâm Đồng.

ØKm 98: Đèo Bảo Lộc. Đây là một trong những đèo đẹp, có nhiểu khúc quanh nhất trên quốc lộ 20 đến Đà Lạt. Đườmg đèo Bảo Lộc được Pháp xây dựng từ những năm thập kỷ 30 cuối thế kỷ XX. Công trình này có sự góp sức của 70 kỷ sư và 15000 công nhânlam2 việc trong thởi gian chin năm mới hoàn thành. Trước đây, đường đèo Bảo Lộc rất hẹp nên phải chia thời gian cho xe lên xuống. Vì thế, du khách muốn lên Đà Lạt phải mất thời gian hai ngày.

ØKm 102 + 500: tượng đài Đức Mẹ An Bình. Đây là điểm dừng chân của du khách trên tuyến đường quốc lộ 20.

ØKm 104+500: mếu Ba Cô (Tam Cô) do ông Đặng Hà thành lập để tưởng niệm ba cô gái đã tử nạn đường đèo tại đây. Nơi đây cũng là điểm dừng chân của du khách và Phật tử trên tuyến đường quốc lộ 20.

ØKm 118: có nhiều của hiệu kinh doanh trà nổi tiếng Bảo Lộc.

ØKm 120: trung tâm thành phố Bảo Lộc, đây là trung tâm trà của Miền Nam và Miền Trung. Vùng đất Bỏa Lộc là nơi người Mạ đã sinh sống qua nhiều thế kỷ và họ đã từng giao lưu mua bán với người Việt và Xiêm. Người mạ có tục cà răng và căng tai. Đồ gốm của người Việt thời Lý, Trần và Lê đã được tìm thấy ở vùng đất này

Phía tay trái có nhà thờ Bảo Lộc, công trình kiến trúc Công Giáo lạ và đẹp mắt được thiết kế và kết hợp hình ảnh trời tròn và đất vuông với nhiều dường nết cách diệu hiện đại. Ngôi thánh đường này được xây dựng vào những năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai. Giáo sứ Bảo Lộc được thành lập từ năm 1936 do Linh mục Gioan Baotixita Cassigne. Ngay bưu diện Bảo Lộc có ngã ba, rẻ trái vào thác Đrambi khoảng 20 km

THÁC ĐRAMBI

Khu du lịch thác Đrambi thuộc Bảo Lộc – Lâm Đồng. Hai bên đường , từ quốc lộ 20 ngay thành phố Bỏa Lộc váo thác là những vườn trà xanh um bạt ngàn.

Thác Đrambicao khoảng hơn 60m, được xem là một trong những ngọn thác cao, đẹp và hung vĩ ngất Lâm Đồng. Đây là một khu rừng nguyê sinh rộng hàng trăm hecta. Trong khu rừng này còn có nhiều cây cổ thụ và loài chim lạ đang tập trung sinh sống.

Đặc biệt từ tháng tư đến thàng mười một, du khách đến thác Đrambi, đứng gần chân thác với những khói nước giăng kính như đuaua ta lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh . Có thể đi thao những bật tam cấp được xây dựng men thao xường dốc hoặc đi bằng phương tiện thang máy xuống chân thác để tham quan.

Ngoài ra, du khách có thể đi về phía thượng nguồn của dòng thác để khám phá những sản phẩm mang nét đặc trưng của núi rừng như: những chiếc cầu dây được làm bằng những sợi song, mây…bền chặt. Hoặc tìm đến những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ít người ở đây.

Khu du lịch thác Đrambi rất thích hợp cho nhiếu loại hình du lịch tham quan, picnic, dã ngoại, cắm trại…Với đủ các dịch vụ tiện nghi như khách sạn, nhả hàng, bãi đậu xe, nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như cởi voi, xe ngựa và quầy lưu niệm.

ØKm 136: nông trường trống trà.

Cây Trà Việt Nam

Cây trà có tên khoa hoc là Camelia Sinecis, thuộc họ Theacae. Ở Việt Nam, tùy từng địa phương gọi tên loại nông sản này là “trà” hoặc “chè”. Trà có hoa trắng, là xanh tốt quanh năm. Thân cây trà mọc hoang có chiều cao tứ 5 – 10 m; nhưng trong đồn điền, người ta cắt xén cho thân trà cao khoảng từ 50 – 120 cm, để người nông dân dễ dàng hái lá và nụ khi thu hoạch. Người ta cắt ngang thân những cây trà già để chồi mới được phát triển; Phương pháp này giúp cây trà đạt dến tuổi thọ 100 năm là bình thường.

Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và cây trà hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương thuộc tỉnh Phú Thọ. Người ta còn đặt vấn đề, cây trà đã có từ thời đồ đá thuộc Văn Hóa Hòa Bình. Hiện nay, ở vùng suối Giành thuộc tỉnh Yên Bái, nơi có độ cao 1000 m so với mặt nước biển có một rừng trà khoảng hơn 40000 cây trà dại; trong dó có một cây trà cổ thụ mà ba người ôm không giáp. Như vậy, có thể nói Việt nam là một trong những cái nôi cổ nhất của cây trà thế giới và kết luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định điều này.

Hạt trà được ươm sau sáu tháng có rễ chuột (rễ chính), thanh6 dài khoảng 30 cm sẽ được nhổ lên cắt lông tơ và một phần nhỏ của đuôi chuột. Sau đó, dùng nọc xoi vào đất và đặt cây trà vào, chèn đất thật chật. Sau ba năm, trà có thể được thu hoạch. Hiện nay, người ta có thể chiết cành giâm vào bầu đất, chờ khi phát triển thành cây thì mang ra trồng và có thể thu hoạch được sản phẩm sau hai năm; với kỹ thuật này có ưu thế là xác định được giống trà một cách rõ rang. Thời gian khai thác cây trà dài hay ngắn tùy thuộc vào phương pháp chăm sóc và tưới bón của nhà nông, có thể dài đến 100 năm

Để bảo quản vườn trà được tốt , các cây trà bị sau cần phải được nhổ bỏ, vì cây trà kỵ thuốc trừ sau. Mỗi tháng, thu hoạch trà từ 3 – 4 lần. việc hái trà rất quan trọng và được quy định rõ ràng: trà xanh được ngắt hai lá, trà Ô Long được ngắt ba lá to và búp..

Trà xanh là loại trà không ủ lên men, phân biệt với trà xanh, có hương vị tự nhiên, không ướp hóa chất hoặc bất kỳ hương liệu nào. Trà được rang trong chảo bằng gang. Lá trà lá trà dược cuộn bang tay hoặc bằng máy rồi đem rang một lần nữa. Trà xanh được ướp hương hoa như hoa sen, lài, cúc, sói, ngâu…Được gọi là trà xanh hương sen, hoặc trà xanh hương lài…Đặc biệt, trà xanh hương sen là loại trà quý chỉ dùng tiếp đãi khách tri ân hoặc làm quà biếu.

Trà đen là loại trà được ủ cho lên men. Chế biến thành trà đen phức tạp hơn trà xanh. Sauk hi thu hoạch từ vường về, trà phải được sử lý ngay trong ngày, không để qua đêm bằng cách xào, luộc, hấp hoặc đem phơi nắng trong khoảng 24 giờ. Sau đó, trà được cuộn bằng tay hoặc đưa vào mày se lại. Tiếp tục ủ men nấm trong 3-5 giờ rồi đem sấy khô. Đó là những khâu sơ chế, trà được phân làm nhiều loại.

ØKm 148: thác Bobla
KHU DU LỊCH THÁC BOBLA

Khu du lịch thác Bobla nằm cạnh quốc lộ 20 thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh, Lâm Đồng, có diện tích 32 hecta đây là một khu du lịch mới được kahi thác và giới thiệu cho du khác vào năm 2000.

Bobla là một ngọn thác hung vĩ trên độ cao trên 50m, rộng 12m, nằm giữa hai ngọn đồi hình voi phục. Dòng nước tuông chảy quanh năm

Trong ngôn ngữ của người K,ho, Bobla là do đọc lẹch từ hai âm “Pố Pla”. Có nghĩa là “Đầu ngà voi”;”Pố” nghĩa là đầu và “Pla” có nghĩa là ngà voi. Người K, ho ở Di Linh luôn tự hào về lịch sử của cha ông trong những chiến công oanh liệc trước nạn ngoại xâm, đặc biệt lá chàng dũng sĩ Liang Dăm được gắn kiền với ngọn thác này.

Chuyện kể rằng: “ Thưở trước, vùng đất của thác Bobla là nơi giao tranh thường xuyên giữa quân Chăm và người K , ho. Thời đó , quê hương của người K , ho ở Di Linh bị giặc chiếm đóng. Người K , ho muốn được bình yên, phải thường xuyên cống nạp những sản vật quý giá cho giặc như ngà voi, sừng tê giác và những koại da thú quý hiếm…

Một ngày kia, tộc trưởng của người K , ho săn được một con voi có cặp ngà rất lớn và mang cặp ngà voi này dâng lên thủ lỉnh của quân giặc với lời thỉnh cầu : :Hãy để dân làng K , ho được bình yên”. Họ nhận lễ vật và hứa chấp nhận lời thỉnh cầu của người K , ho, rồi đặt tên cho thác này là Pố Pla. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đ, họ không thực hiện lời hứa mà còn đem quân tiến đánh người K , ho. Nhưng những lần tiến đánh này , họ phải đối đầu với sức mạnh phi thường của chàng dũng sĩ Liang Dăm.

Liang Dăm là một thanh niên mồ côi đến đây làm thêu cho người K , ho trong nhiếu năm qua, nhưng không ai biết được nguồn gốc quê hương của chàng. Khi đội quân hung hậu của giặc tấng công các buôn làng, người K , ho hoảng sợ chạy tán loạn, chỉ mình Liang Dăm trụ lại buông làng theo dỏi tình hình quân giặc. Chàng tiến đến bẻ một nhánh của gốc cây trâm bên dòng thác rồi hướng về quân thù. Một diều lạ xảy ra, cành trâm trong tay chàng hướng tới đâu, quân giặc bỏ chạy hoảng loạn. Nhân cơ hội này, một người đàn ông K , ho của buông làng tên Lăng Ler kêu gọi dân làng cầm gươm tiến lên giết giặc. Giặc tan, Lăng Ler cùng dân làng đến tạ ơn chành thang niên đã giúp cho họ thoát được giặc ngoại xâm. Nhưng chàng Liang Dăm đi về phía ngọn thác và tan biến vào làng khói nước từ lúc nào”. Ngọn thác ấy ngày nay chính là thác Bobla và cây trâm cổ thụ ngày xưa vẩn còn tươi tốt.

ØKm 156: thị trấn Di Linh. Địa danh Di Linh được Việt hóa từ ngôn ngữ của người K , ho là Djring. Tại đây có ngã tư, quẹo phải đị Phan Thiết 97 km, quẹo trái đi Đăk Lăk 77 km

ØKm 172: đèo Phú Hiệp. Đây là ranh giới giữa hai huyện Di Linh và Đức Trọng

ØKm 190: Phía tay trái có đường váo thác Pongour 8 km, nơi đây có tổ chức “lễ hội Pongour” vào ngày 15 – 01 âm lịch
THÁC PONGOUR

Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng , tỉnh Lâm Đồng. Đây là một ngọn thác đẹp và nổi tiếng, hoang dã nhất và hung vĩ nhất khogn6 chỉ đối với miền Nam Tây Nguyên mà còn xứng đáng để so sánh cới khu vực Đông Dương, được mệnh danh là “Đông Dương đệ nhất hùng thác”, Thác Pongour được gọi là thác Bảy Tầng, Thiên Thai hay thác Mẹ. Tại vùng này có nhiều kaolin, là loại đất sét mịn có màu trắng hoặc vàng được dùng để sản xuất sản phẩm gốm sứ, gạch chịu nhiệt cao và giấy.

Thác Pongour có chiều cao hon 50m, mặt thác trải dài rộng hơn 100m uốn cong hình cánh cung , nước đổ ào ào xuống một hồ lớn. Vào mùa mưa, dòng thác càng trở nên dữ dội, cả đất trời của vùng thác Pongour vang vọng trong tiếng thác rền không dứt

Tên Pongour có nguồn gốc từ ngôn ngữ của người K , ho là “pon” và “gou”, mà người Pháp đã phiên âm thành “Pongour”. Nhưng ý nghĩa của tên thác thì có gải thiết khác nhac: Pon – gou có nghĩa là ông chủ của vùng đất sét trắng, hay nghĩa là bốn sừng tê giác với nghĩa đen là từ vựng :pon: bốn” và “gou: sừng”. Trong đó, giả thuyết thứ hai được tin cậy nhiều hơn vì có tài liệu cho biết, nó có nguồn gốc từ truyện cổ tích của người K , ho, Chăm và Churu. Người ta cho rằng, thác Pongour là dấu vết của bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên trong quá trình giúp cho nàng Ka Nai giữ gìn và bảo vệ quêcau6 truyện cổ tích này

Truyền thuyết trong truyện cổ tích của các dan tộc bản địa và các dân tộc có liên quan trong lịch sử kể rằng: “Ngày xưa, tại vùng đất Tân Hà ngày nay có một nữ tù trưởng xinh đẹp làm thủ lỉnh có tên là Ka Nai. Nàng có một sức mạnh phi thường, có thể chinh phục các loài thú dữ trong rừng. Đặc biệt là loài tê giác. Do đó, trong bộ tộc nàng có bốn con tê giác to lớn mà Ka Nai thường dùng để khai phá núi rừng, đồng thời bảo vệ luôn buôn làng.

Thưở dó, người Chăm ở vùng Panduranga của đất Ninh Thuận ngày nay thường xua quân quầy phá, đánh chiếm và bắt người dân nơi đây về vương quốc Chămpa để làm nô lệ hoặc phải đi lính chống lại người Kinh. Để thể hiện sức mạnh của dân tộc mình, đồng thời chống lại kiểu thống trị, hiếp tróc của người Chăm, nàng Ka Nai đã đứng lên kêu gọi các bộ tộc của miền Tây Nguyên hợp sức chống lại người Chăm.

Sau nhiều lần dẩn quân đi trả thù , Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Chăm và giải cứu cho hàng trăm người K , ho bị quân Chăm bắt trước đây. Tuy nhiên, nàng Ka Nai rất đau khổ vì còn một số người K , ho – Mạ chấp nhận từ bỏ gia đình và người thân để ở lại Panduranga làm phu cho người Chăm, không chịu quay về với quê hương Tây Nguyên. Cuối cùng, vị nữ tù trưởng đành long quyết trùng trị những kẻ phản bội vong ân. Quê hương không còn bóng giặc, nàng Ka Nai bắt đầu tập trung xây dựng một cuộc sống mới cho buôn làng. Một cuộc sống có những con người thủy chung, biết đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẩn nhau trong tình yêu thương của dân tộc. Bốn con tê giác đaa4 giúp cho nàng san ủi núi đồi, khai khẩn rừng hoan cho người K , ho. Nàng Ka Nai đã chọn mùa trăng tròn đầu tiên của mùa nắng ấm sau khi quê hương được thanh bình để tổ chức ngày kỷ niệm cho bộ tộc mình.”

Vòa ngày rằm tháng Giêng hằng năm, du kách khắp nơi trẩy hội về thác Pongour để vui chơi, tưởng nhớ về ngày kỷ niệm của người K , ho xưa. Đây cũng là dịp bà con các dân tộc từ miền xuôi đến mạng ngược rộn rã du xuân.

Đêm đến, du khách có thể tham gia cùng các bạn dân tộc vui chơi bên đống lửa trại trong các diệu nhảy Tây Nguyên và rất thú vị hơn nữa cho du khách thích khám phá cảm giác lạ khi nghỉ lại bên thác rừng Pongour trong chiếc kiều dã chiến.

ØKm 195: thác Gougar. Ngọn thác này nằm cách quốc lộ 20 khoảng 200m

THÁC GOUGAR

Thác Gougar còn có tên là thác Ổ Gà. Gougar là tên do người dân tộc ở địa phương đặt cho thác, còn Ổ Gà là tên của người Kinh đặt do khi đứng từ xa, người ta trong thấy thác Gougar được phân chia theo hai nhánh: Một bên là dòng nước màu long đỏ trúng gà êm dềm chảy, một bên là dòng nước chảy ầm ầm trắng xóa bao phủ một vùng tựa như long trắng của quả trứng: nhưng cũng có gải thuyết cho rằng, tên Ổ Gà là do phát âm chạy của từ Gougar. Theo tiếng K , ho, tên Gougar có nghĩa là: bờ sông giống cái cũi lồng.

Thác cao gần 20m, vào mùa mưa hai dòng nước hợp lại tạo thành một dòng chảy lớn, thác trở nên hùng vĩ hơn.. Dứng nơi dòng thác này, du khách có dịp đi ngược dòng lịch sử trở về với bao huyền thoại của các dân tộc an em từ miền xuôi lên miền ngược. Theo các truyện cổ tích Nam Tây Nguyên, vùng đất từ núi Chai đến thác Gougar là lãng thổ của các dân tộc Churu – Chăm, có thủ lình là nữ tù trưởng Ma Anh. Đa số người Churu có nguồn gốc là người Chămdi cư lên miền Tây Nguyên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Theo giả thuyết của người Chăm, vùng đất thác Gougar ngày xưa là một vực xâu chon giấu kho tàn của hoàng hậu Nai Biút. Truyện kể rằng: “Nàng Nai Biút gốc người Việt (Yuan?) kết hôn với vua Chăm. Nàng được nhà vua hết mực sủng ái nên thường bày kế tỏ ra yếu đuối để được nhà vua chiều chuộng..

Mỗi khi nằm, Biút dùng bành tráng nướng đặt dưới chiếu để khi nàng xoay người đổi tư thế nằm, bánh tráng sẽ tạo ra âm thanh như bị gãy xương. Nhà vua quan tâm, nàng thứ: “Thiếp bị bệnh, nên cơ thể thường hay kêu răng rắc”. Vua Chăm lo lắng, bảo quan ngự y chạy chữa cho nàng. Một đại thần trình tấu với vua rằng, nên xây dựng cho hoàng hậu một cung diện ngoài vương quốc Chămpa để hoàng hậu dưỡng bệnh, hy vọng hoàn hậu sẽ khỏi bệnh về “xương cốt”. Vua Chăm và một cung diện mới dành cho hoàn hậu được mọc lên giữa vùng rừng núi này. Khi hoàn hậu mất, vua Chăm cho chon cất nàng tại vùng rừng núi này, một kho tang vàng ngọc châu báu được chôn theo mộ phần của nàng để nàng Biút dùng khi về thế giới bên kia. Về sau, các dân tộc ở vùng đất này đã tôn nàng Nai Biút là hoàng hâu của họ”.

Lại có một truyện giả sử khác của người Chăm liên quang đến Huyền Trân Công Chúa: “Nàng Nai Biút chính là Huyền Trân Công Chúa đã nên duyên với vua Chăm là Chế Mân. Sauk hi Chế Mân , Huyền Trân được Trần Khắc Chung giải cứu. Huyền Trân được trở về với đất nước Đại Việt. Nhưng không bao lâu sau đó, đoàn uân Chiên Thành kéo ra Thăng Long xin rước nàng về để suy tôn lên làm hoàng hậu của vương quốc Chămpa. Huyền Trân không muốn trở về vương quốc Chămpa ,nên xin được sống ở một vùng đất không thuộc Đại Việt và Chămpa”. Và, Gougar là nơi Huyền Trân Công Chúa chọn trong truyện giả sử này.

ØKm 203: bên tay trái là sân bay Liên Khương

ØKm 204: cầu Liên Hiệp, ngã ba bên trái là quốc lộ 27 đi Đắk Lắk 174 km

ØKm 209: ngã ba Finom. Quẹo trái là đường đi Phan Rang 100 km

ØKm 218: núi Voi
NÚI VOI
Núi Voi cao 1756m. Ngọn núi này được nhắc đến nhiều trong các truyện cổ và truyền thuyết của các dânn tộc ở miền Nam Tây Nguyên trong việc bảo vệ quê hương, chống lại quân Chăm xâm lược vào thế kỷ XV – XVII

Có truyền thuyết kể rằng: “Có hai con voi ở vùng La Ngà Thượng đi dự lễ cưới của chàng Lang và nàng Biang. Khi đến ngọn núi Cà Đắng thuộc vùng đèo Prenn, nghe tin đám cưới của hai người biến thành đám tang nên hai con voi này đã ngã quỵ tại đâyva2 đau buồn tới chết. Xác của hai con voi biến thành hai ngọn núi nên ngưới ta gọi là núi Voi. Nước mắt của hai con voi chảy hóa thành dỏng thác nên người ta đặt là thác Voi, một ngon thác nằm gần khu vực này.

Một truyền thuyết khác: “Tại vùng đất này có đôi tình nhân người K,ho. Chành tên là Ka Ysr và nàng tên là Ka Yung, họ yêu nhau tha thiết. Khi quân Chăm tràn lên Cao Nguyên dánh chiếm vùng đất này, chàng Ka Yar pahi3 len đường chinh chiến và không trở về. Nàng Ka Yung đau khổ ra suối ngồi khóc. Tiếng khóc của nàng đã làm lây động núi rừng, đất đá sụp đỗ và nước mắt của nàng đã kết thành một dòng suối đỗ ầm ào, cuồn cuộn. Đó là thác voi ngày nay.

Sau năm 1471, từ thời vua Lê Thành Tông, quân Chiên Thành không còn đũ sức để đánh phá Đại Việt như thời Chế Bồng Nga. Từ đó, các vua Chăm lo củng có vùng đất Panduranga và tìm cách hướng đánh lên vùng đất Tây Nguyên với ý đồ mở rộng vương quốc. Vua Pôrômê là vị vua nổi tiếng về quân sự đã nhiều lần đưa quân lên đánh vùng Đà Lạt – Lâm Đồng và bắt dân địa phương về làm nô lệ.

Trong thời kỳ giao tranh đó, núi voi là một trong hai căn cứ đóng quân kiên cố và vững chắc của người K, ho, Lachr, Chink…(một căn cứ khác là núi Lap Bê cao 1732m nằm ở phía đông bắc, còn núi voi nằm ở phía tây nam) có đủ khả năng chế ngự quân đối phương lên đồi Cà Đắng. Quân Chăm không tấn công nổi Đà Lạt do không phá được hai căn cứ này. Các thung lũng quanh vùng này là những tuyến phòng thủ, phục binh an toàn nhất của người bản địa, đã nhiều lần đánh tan đội quân của Pôrômê tại giới tuyến đồi Cà Đắng. Đạo quân của người K,ho, Chink, Lachr khi ẩn khi hiện theo những con đường mòn dọc những con suối phủ đầy lá cây mà người Chăm không thể nào phát hiện.

Tuy không tiến chiếm được Đà Lạt, nhưng người Chăm cũng dến được cao nguyên này bằng một hướng khác để phá hủy nhiều công trình của người M,nông, Chink và Lachr. Đó là vùng Đắk Krông Nô thuộc Đăk Lăk ngày nay.

ØKm 222: bắt đầu vào đèo Prenn lên thành phố Đà Lạt. Thác Prenn.
KHU DU LỊCH THÁC PREEN

Theo ngôn ngữ của người K,ho, Prenn có nghĩa là vùng đất bị chiếm đóng. Nhưng có tài liệu cho biết, một số dân tộc ít người ở vùng đất Lâm Đồng ngày xưa gọi người Chăm là Prenn. Vòa thế kỷ XVII, vua Pôrômê áp dụng biện pháp quân sự để xây dựng một vương triều hùng mạnh. Quân của người Chăm tiến đến vùng đất Đá Lạt để đáng chiếm vùng này của người K,ho, nhằm mở rộng lãnh thổ về hướng tây. Cuộc chiến tranh này kéo dài và vùng núi Prenn được chọn là biên giới bảo vệ lãnh thổ.

Tứ Đơn Dương (Dran) đến chân dãy núi Prenn là vùng đất thường xuyên bị người Chăm chiếm đóng. Do dó, các dân tộc ít người của vùng đất này cũng bị ảnh hưởng văn hóa của dân chăm như: K,ho, Chink, Churu, Sre….Hiện nay, nơi vùng đất này vẩn còn rải rác một số di tích và tên gọi một số địa danh của Chăm như làng K,Loong, N,Thol….ở Đơn Dương và Đức Trọng.

Thác Prenn là một khu du lịch nổi tiếng của Đà Lạt nẳm ở chân đèo Prenn. Thác có chiều cao 30m, rộng khoảng 20m. Ngay dưới chân thác có chiếc cầu gỗ được bắt qua dòng nước tạo them cảnh nên thơ cho dòng thác này.

Trước đây, thác Prenn từng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của vua Bảo Đại,Ngô Đình Nhu trong những lần đi săn bắn và tiếp các bộ tộc người ở vùng cao nguyên này.

Những năm trước và sau năm 1970, rất ít du khách đế tham quan, ngoạn cảnh ở thác Prenn vì lỳ do chiến tranh có tin đồn voi và cọp phá chuồng về rừng. Đến năm 1978, thắng cảnh thác Prenn đã khôi phục để dón khách du lịch đến vui chơi.

Hiện nay, thác Prenn được tôn tạo nhiều công trình dịch vụ phục vụ khách khi đến tham quang Đà Lạt như cáp treo, khu biểu diển dệt hàng thủ công truyền thống của các dân tộc, dịch vụ thể tho trên hồ nước của thác, dịch vụ chụp ảnh lưu niệm trong trang phục của người dân tộc và có cả đánh xe ngựa….Nơi dây còn là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng người dân tộc, những bộ nhạc cụ cao nguyên như đàn đá, cồng đá….Đặc biệt là ba đền thờ vua Hùng được mô phỏng theo kiều dáng kiến trúc đền Hùng ở Phú Thọ xây dựng trên đồi đối diên với dòng thác, gồm có: dền Hạ, dền Trung và đền Thượng, thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ

ØKm 227: thác Datanla
THÁC DATANLA

Thác Datanla nằm giữa đoạn đèo Prenn cạch quốc lộ 20 khoảng 200m, dưới thung lũng dốc khoảng 300m, thác cao 35m. Datanla là ngôn ngữ của người K,ho có nghĩa là nước dưới lá. Tuy nhiên, có người gọi là suối Mây vì vùng này trước dây mọc rất nhiều cây mây; nhưng có giả thuyết cho rằng, làn hơi bốc lên từ dòng thác tựa như đám mây.

Dòng suối chảy qua Datanla có liên quan nhiều đến lịch sử của các dân tộc nơi miền Sơn quốc này, trong dó có cuộc chiến tranh giữa người Chăm, người Lachr và Chink. Trong cuộc chiến mở mang bờ cỏi của người Chăm, họ đã từng thất bại sau một thời gian xua quân tấn công người Lachr để chiếm Đà Lạt. Datanla là nguồn sức mạnh hộ trợ tinh thầncho người dân bản địa và là biểu tượng sức mạnh của các dan tộc ở Lâm Đồng.

Còn theo truyền thuyết xa xưa của người Chink và người Lachr: “Khu vực này là nơi chàng dũng sĩ Lang cứu nàng Biang xinh đẹp thoát khỏi những cuộc tấn công cảu hai con rắng tinh và bảy con chó sói trong khi nàng vào rừng kiếm thức ăn cho gia đình. Từ đó, bên dòng thác datanla trở thành nơi hẹn hò của đôi tình nhân thuộc hai bộ tộc và đôi tình nhân này đã để lại cho đời sau nhiều truyền thuyết lảng mạng trong tình yêu”.

Một truyền thuyết khác liên quan dến tên gọi Suối Tiên nói lên sự giao hòa giữa trời và đất: :Thưở đất trời còn gần, con người và các vị tiên thần rất dễ dàng gặp nhau và trở nên thân thiết. các nàng tiên nơi miền thượng giới thường kéo nhau đến dòng suối nơi đây để vui chơi, tắm mát. Đến một ngày, con người không hiểu sao các nàng tiên đi biền biệt, không quay trở lại, Nơi miền hạ giới này hoan vắng nay càng trở nên hoang vắng hơn, chỉ nghe thấy tiếng suối chảy róc rách càng them buồn vì con người luôn nhớ mong các nàng tiên đến vui chơi. Từ nổi nhớ ấy, người dân nơi đây đã đặt tên cho dòng suối nơi cá nàng tiên thường đến tắm là Suối Tiên”
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Thiền Viện Trúc Lâm tọa lạc trên một khuôn viên có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ trên núi Phượng Hoàng bên bờ hồ Thuyền Lâm thuộc phường 3, thành phố Đà Lạt. Tổng diện tích thiền viện khoảng 25 hecta, trong dó có hon hai hecta xây dựng công trình gồm chánh điện, khu nội viện, nhà Tăng, nhà khách…, phần còn lại là khu vườn của thiền viện được phủ đầy các loài kiểng và các loài hoa quý tuyệt đẹp.

Trúc lâm là tên gọi một thiền phái do vua Trần Nhân Tông (1278 – 1293) sáng lập. Sau khi dẹp yên giặc ngoại xâm nhà Nguyên và nhà Chiêm Thành, ngái rời bỏ ngai vàng để nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông và lên núi Yên Tử quyết chí tu hành đắc đạo , trở thành tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Ngài mất vào ngày 03 – 11 – 1308.

Thiền Viện Trúc Lâm khởi công xây dựng ngày 28 – 5 – 1993, do hòa thượng viện chủ Thích Thanh Từ khởi xướng, đến ngày 19 – 3 – 1994 Thiền Viện này được khánh thành. Công trình này do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng là viện chủ của các tiền viện Thường Chiếu, Linh Chiếu… ở Đồng Nai và Thiền Viện Chơn Không ở thành phố Vũng Tàu. Do đó, tất cả các công trình thiền viện do ngài làm viện chủ điều mang nét kiến trúc cơ bản giống nhau như ngôi chánh điện được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ tứ trụ hình vuông của Việt Nam, nóc thường lợp ngói được thiết kế có hai mái đao chồng lên nhau, cột tròn. Đây là kiểu kiến trúc trong rất thanh thoát và thâm nghiêm nhưng lại hất sức đơn sơ và gần gủi.

Mặt tiền ngôi hướng ra hồ Tuyền Lâm. Hai bên tả hữu có lầu chuông cà lầu lầu trống. Lầu chuông với chiếc đại hồng chung nặng 1100kg do hai Phật tử cúng dường và nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh thực hiện. Trên mặt chuông có khắc bài thơ do hòa thượng Thích Thanh Từ cảm tác. Xung quanh lầu chuông tạc hình các vị tổ sư của phái Thiền Tông Trung Quốc.

HỒ TUYỀN LÂM

Hồ Tuyền Lâm tọa lạc trong một thung lũng nhỏ giữa những rừng thông ngút ngàn, mặt hồ mênh mông, xanh biếc tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đầy vẻ thơ mộng và huyền nhiệm. Không ai biết được xuất sứ tên hồ có từ bao giờ. Song, theo cách chiết tự để giải thích của nhiều người: “Tuyền” nghĩa là suối, “Lâm” có nghĩa là rừng, và người ta cùng hiểu rằng: Tuyền Lâm là nơi gặp nhau của sưới và rừng.

Hồ Tuyền Lâm xây dựng từ năm 1982 để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho hàng trăm hecta ruộng lúa, hao màu của vùng Đức Trọng. Sau năm năm sây dựng, vào năm 1987 công trình hồ nước này đã được khánh thành với diện tích 32km2, độ sâu có nơi đạt trên 30m. Hồ Tuyền Lâm được tạo bởi dòng suối Tía và sông Đạ Tam bắt nguồn từ núi Voi.

Hiện nay, hồ Tuyền Lâm có dịch vụ phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên mặt hồ bằng thuyền. Sau đó, du khách sẽ được tham quan những thắng cảnh đẹp như thác Bảo Đại, vào khu vực dã ngoại để nghỉ ngơi và thưởng thức các loại đặc sản thú vị của núi rừng Tây Nguyên như rượu cần, ăn thịt rừng, vui chơi máu hát với những điệu nhảy của người dân tộc…
HỒ XUÂN HƯƠNG

Hồ Xuân Hương nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Lạt, trên độ cao 1477m so với mặt nước biển, có diện tích khoảng năm hecta và đường chu vi 5000m rợp bong cây tùng, cây thông tạo them vẻ thơ mộng cho cảnh quan của hồ

Năm 1919, kỹ sư công chánh Labbé cho xây dựng đập từ nhà Thủy Tạ đến quán hướng đạo cũ theo chương trình hồi sinh thành phố Đà Lạt của toàn quyền Paul Doumer.

Năm 1923, hồ Xuân Hương được xây đựng them một đập ở phía dưới , tạo thành hai hồ. Vào tháng 3 – 1932, một cơn bảo lớn quét qua thành phố Đà Lạt đã làm hai đập của Hồ Xuân Hương bị vỡ.

Cuối năm 1934 đầu năm 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa xây một đập lớn cho hồ Xuân Hương bằng đá, đò là cầu ông Đạo ngày nay (ông Đạo là tên của viên quản đạo Phạm Khắc Hòe. Trước năm 1945, ông làm ngự tiền văn phòng Tổng lý cho vua Bảo Đại).

Ban đầu, người Pháp gọi là Hồ Lớn (Grand Lac). Đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ là Chủ tịch Hội Đồng Thị Chính Đà Lạt lấy tên của nữ sĩ nổi tiếng của Việt Nam để đổi tên là hồ Xuân Hương

Tháng 10 – 1984, hồ Xuân Hương được gia cố, sửa sang và xây thêm bờ cầu Ông Đạo, đáy hồ được vét sâu hơn… Lần này, người dân nơi đây đã được biết thêm lịch sử của hồ qua phát hiện được một số di chỉ của con người đã từng cư trú ở đây vào thưở xa xưa.

Khi đến với hồ Xuân Hương du khách có thể dạo quanh hồ trên những chiếc xe đạp đôi, hoặc du thuyền dạo trên mặt hồ bằng những chiếc thuyền mang hình dáng con thiên nga…Hoặc có thể thà cần câu cá dưới gốc cây tùng, còn là nơi hẹn hò lý tưởng của những đôi tình nhân lãng mạng. Du khách sành điệu luông dừng chân nơi nhà thủy tạ, ngồi thả hồn vào cảnh đẹp của Đà Lạt bên ly cà phê đậm đà hương vị cao nguyên.

Chính vì thế vào ngày 16 – 11 – 1988 hồ Xuân Hương đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin công nhận là thắng cảnh quốc gia.

VƯỜN HOA THÀNH PHỐ

Vườn hoa thành phố còn gọi là công viên Đà Lạt nằm trong thung lũng bên bờ cùa thượng nguồn hồ Xuân Hương được bao bọc bởi Đồi Cù, Viện nghiên cứu hạt nhân và trường Đại Học Đà Lạt. Vườn hoa thành lập từ năm 1966, nhưng có diện tích nhỏ hơn. Ngày xưa, khu đất trước công viên là vườn Bích Câu Đà Lạt. Sau một thời gian dài vườn Bích Câu không được chăm sóc, hoa và cây cảnh đã tàn lụi.

Những năm đầu của thập niên 1980, công viên được khôi phục để trồng các loại hoa mới. Trong khu vực thung lũng này có diện tích 22 hecta thì vườn hoa thành phố hiện nay chiếm khoảng 50% diện tích với đủ các loại hoa quý và cây cảnh có giá trị tập trung về đây. Cuối năm 1995, Tòa Đại sứ Nhật Bản tặng 50 cây hoa anh đào cho thành phố Đà Lạt, Vườn Hoa thành phố nhận trồng 40 câyva2 19 cây dao cho nhà thủy tạ.
ĐỒI MỘNG MƠ

Khu du lịch đồi Mộng Mơ tọa lạc cạnh Thung Lũng Tình Yêu. Đây là một khu du lịch mới thảnh lập năm 2003, nhưng cũng đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẩn của thành phố Đà Lạt.

Ngoài những mảng xanh như khu đồi, rừng thông, vườn hoa quý và lạ, khu du lịch đồi Mộng Mơ còn có nhiều công trình được thiết kế đẹp. Qua khỏi cổng khu du lịch, du khách sẽ bắt gặp ngay tượng đài Đức Mẹ Maria đã được xây dựng từ lâu trong khu vực này và vẫn được lưu giữ trong khi phát triển thành khu du lịch. Bên cạnh đó có hồ Rồng đang phun nước, khu vực hoa viên tượng đài mẹ Âu Cơ, Vạn Lý trường thành thu nhỏ, ngôi nhà cổ Việt Nam, thác vàng…

Ấn tượng nhất là khu vườn thơ Hàn Mạc Tử. Các bức tường và lối vào được thiết kế và xây dựng mang nét kiến trúc cổ kính. Trong vườn được trồng nhiều loài hoa kiển quý có màu sắc rực rỡ. Các bài thơ của nhà thơ Hàn Mạc Tử được khắc lên những tấm gỗ và treo khắp nơi trong khu vường một cách ấn tượng.

Một loại hình văn hóa thu hút nhiều du khách đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ chính là biểu diển văn hóa cồng chiên. Sân khấu cồng chiên được thiết kế theo hình rẽ quạt. Khán đài là những bật tam cấp rộng, có thể chứa khoảng 300 người. Hàng ngày, khu du lịch Đồi Mộng Mơ tổ chức biểu diển văn nghệ cồng chiên hai xuất vào buổi sang và chiều, gồm những ca khúc tiếng kinh và tiếng dân tộc, các diệu vũ cồng chiên truyền thống đã từng gắn bó với dời sống sinh hoạt của bà con người dân tộc K,ho, mô phỏng lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa, lễ cúng nhà mới, lễ mừng lúa mới…Khách vẫn có thể tham gia sinh hoạt, múa hát cùng với các diễn viên trên sân khấu. Ở đây có phục vụ du khách các món đặc sản của Tây Nguyên nhu thịt nướng và rượu cần.

CHÙA LINH PHƯỚC (Chùa Ve Chai)

Chùa Linh Phước tọa lạc trên đường Hùng Vương (cũng là quốc lộ 20) thuộc phường 11, cách trung tam thành phố Đà Lạt khoảng 8 km, trên đường đi Trại Mát, Chùa được xây dựng từ năm 1949, do một số Tăng Ni, Phật Tử đến đy6 hợp sức xây dựng. Đến 1990, chùa Linh Phước đã được trùng tu và xây thêm nhiều cong trình mới

Điểm nổi bật làm cho nhiều Phật Tử và du khách quan tâm đến chùa Linh Phước là nét kiến trúc đặt biệt được xây dựng rất công phu. Một kiểu kiến trúc phương Đông với những đường nét tạo dáng thâm nghiêm cổ kính, lại được trang trí bằng những mảnh sành sứ và ve chai tạo nên những hình thù đặc sắc cho ngôi chùa từ bên ngoài cho đếm bên trong chánh điện. Vì thế, chùa Linh Phước còn được dân gian gọi là chùa Ve Chai.

Ngôi chánh điện của chùa Linh Phước được thiết kế xây dựng rất quy mô với phô tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được tôn trí uy nghi trên tòa sen. Hai hàng cột rồng dọc chánh điện được trang trí bằng những mảnh sành rất tinh tế, sống động. Phái trên hai hàng cột là bức phù điêu diễn tả về lịch sử cuộc đời của Đực Phật Thích Ca cũng được làm bang mảnh chiến.

Đặc biệt là con rồng dài 49m có vẩy được thiết kế trang trí bằng 50000 vỏ chai bia tọa lạc trong vườn Long Hoa. Đầu rồng vương cao che phủ tượng Bồ Tát Du Lặc ngự trên đỉnh hòn giả sơn. Một công trình khác kiến trúc đồ sộ là tòa Linh Tháp có bảy tầng, cao 36m. Đây là nơi thờ và tôn trí Xá Lợi Phật, cũng là bảo tang viện được xem là ngôi tháp chùa cao nhất Đà Lạt hiên nay
HỒ THAN THỞ

Hồ Than Thở nằm trêm một quả đồi cao, giữa rừng thông cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km. Tên hồ Than Thở đã có trên 200 năm qua, kể từ khi người Việt đặt chân lên miền sơn quốc này. Thưở ban sơ, hồ Than Thở chỉ là một hồ nhỏ. Khi người Pháp đến đây phát triển thành phố Đà Lạt, họ cho xây đập chặn nước tạo thành hồ tích nước và đặt tên là Lac Des Soupirs. Nhưng đến ngày 22–10–1956, hồ lấy lại tên củ là: Than Thở. Ngoài ra, hồ còn có tên là Sương Mai, do buổi sáng sương phủ kín mặt hồ. Nhưng người dân Đà Lạt và du khách vẫn quen gọi là hồ Than Thở gắn liền với bao truyền thuyết bi ai.

Có truyền thuyết kể rằng: “Bên hồ nước xanh biếc giữa núi rừng Langbiang, chiều chiều có đôi tình nhân là Hoàng Tùng và Mai Nương hẹn hò kết mộng, chờ ngày nên duyên. Họ là người Việt ở miền đồng bằng thep cha mẹ lên đây lập nghiệp và gặp nhau quyến luyến như trầu với cau giữa miền sơn quốc này.

Năm 1879, vua Quang Trung từ Hếu kéo ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược nhà Mảng Thanh. Dịp này, nhiều nghĩa sĩ khắp nơi từ đồng bằng đến miền sơn quốc, từ trấn Gia Định đến đất Thuận Hóa điều tòng quân tham gai dánh giặc, bảo vệ bờ cõi đất nước. Chàng Hoàng Tùng cũng chia tay nàng Mai Nương để đầu quân theo tiếng gọi của núi sông.

Nơi quê nhà, nàng Mai Nương ngày đêm trong ngóng bong dáng người yêu trở về. Người không thấy nhưng tin buồn lại đến: Hoàng Tùng đã hi sinh nơi chiến trường. Lòng đau đớn đến tuyệt vọng, nàng đã trầm mình trong dòng nước xanh, quyết chết theo chàng để giữ vẹn tình chung. Xác nàng được chon cạnh hồ.

Một thời gian sau, Hoàng Tùng thắng trận trở về. Cảnh củ còn đó nhưng người yêu đã mất, chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho long thủy chung sắc son”.

Cách hồ Thanh Thở một con đường là đồi thông làm nơi yên nghỉ của nhiều người, cũng là nơi ghi dấu của một thiên tình sử bi thương: “Tâm gốc người Vĩnh Long, là học viên trường Võ bị Đà Lạt đem long yêu thương cô giáo tên Lê Thị Thảo người Đà Lạt. Mỗi ngày từ bãi tập về, Tâm thường ghé vào ngôi nhà cạnh hồ Than Thở và đặt một lá thư tỏ tình dưới mái tranh. Buổi chiều đi dạy về, Thảo mở thư của chàng ra xem và đặt thư hồi âm của nàng vào chỗ cũ. Nàng nhận lời chàng, hai người yêu nhau tah thiết. Bên bờ hồ Than Thở, họ hẹn ngỳ kết duyên cau trầu. Gia đình Tâm biết được chuyện tình con trẻ đành ngăn cấm. Tâm ra lính, nàng ở lại quê nhà chờ ngày Tâm trở về nên duyên. Vòa một ngày kia, nàng nhận dược tin báo chàng đã tử trận. Quá đau long cho duyên phận mình, Thảo ra bờ hồ nơi hai người vẫn thường hò hẹn khóc thương cho mối tình đã sớm chia ly, rồi nàng gieo mình xuống hồ nước để giữ trọn tiết trinh với người mình yêu.

Cuộc đời lắm mưu toan với kịch bản do con người dàn dựng, Tâm từ chiến trường trở về đi tim người yêu và nhận được hung tin: nàng vì mình mà chết. Không còn gì đau đớn bằng, Tâm vội trở lại đơn vị. Sau đó, chàng cũng đã hi sinh trong một trận chiến khốc liệt. Biết Tâm nguyện chung thủy vời người mình yêu, người ta đem xác chàng chôn cạnh mộ nàng như lời hẹn ước. Ít lâu sau, gia đình Tâm cải táng mộ chàng về quê củ, bỏ lại mộ nàng đơn côi dưới rặng thông oán than mổi khi chiều về”.
NÚI LANGBIAN

Núi Langbian còn gọi là núi Bà hay núi Lâm Viên, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương. Núi có độ cao khoảng 2169m, đứng thứ hai sau đỉnh Bidúp (theo ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, Bidúp có nghĩa là té ngửa) cao 2287m và đỉnh núi Khổng Lồ (Nhút) là ba đỉnh núi lớn gắn liền với nhiều truyền thuyết của người dân trong hệ thống núi non Đà Lạt. Núi Langbiang và núi Khổng Lồ thuộc huyện Lạc Dương, còn núi Bidúp thuộc huyện Đơn Dương giáp với tỉnh Ninh Thuận. Đây là ba ngọn núi tạo nên nhiều nguồn cảm hứng sang tác hội họa và thi ca.

Lang Bian đã khắc ghi kỷ niệm mối tình chung thủy của chàng Lang và nàng Bian với truyền thuyết lưu truyền rằng: “ Thưở xưa, có người con trai tên Lang là tù trưởng của người Lát ở làng La Ngự Thượng (Đà Lạt ngày nay) đem long yêu người con gái tên gọi là Bian, là con gái tù trưởng người Chink. Do luật tục khắc khe, hai người khác bộ tộc không được cưới nhau nên nàng Bian không cưới dược chàng Lang làm chồng. Hai người nguyện suốt đời bên nhau nên chon cái chết để giữ tron tình, đồng thời thể hiện sự phản đối với tục lệ cổ hũ do con người làm ra.

Khi hai người chết đi, cha cua nàng Bian mới nhận ra sai lầm. Ông tỏ ra hối hận và đứng lên thống nhất các bộ tộc người Chink, Lachr và Sré.. hợp nhất thành dân tộc K,ho. Từ đó, các thanh niên nam nữ trong bộ tộc dễ dàng lấy nhau và đi tới hôn nhân”. Để ghi nhớ sự kiện này, các bộ tộc này quyết định chọn dãy núi này mang tên hai người: Lang-Bian.

Truyền thuyết của người Lachr kể thêm rằng: “Yang (Trời) thương cho mối tình chung thủy của Lang và Bian, nên sai vị thần tên Lơmbiêng (phát âm trại từ Lang Bian) xuống trần chăm sóc dãy núi này.

Thưở đó, ba ngọn núi Lang Bian, Khổng Lồ và Bidúp ở cạnh nhau. Thần Lơmbiêng ra sức xây đắp cho ngọn Lang Bian càng cao thêm làm trung tâm định cư của người K,ho và Lachr. Trong cong việc này, thần Lơmbiêng nhờ ông Khổng Lồ và người bạn Bidúp hộ trợ, nhưng chàng Bidúp vốn tính ích kỷ và tham ăn nên bị thần Lơmbiêng đạp cho một phát văng xuống phía biển. Do dó, núi Bidúp ngày nay ở vị trí giáp với tỉnh duyên hải Ninh Thuận”.

Tên núi Bà xuất hiện vào những nam người Kinh lên miền Sơn quốc này lập nghiệp. Truyền thống của người Kinh khi di cư đến một miền đất mới thường mang theo những tập tục tính ngưỡng của địa phương, tên những vị thần mà họ đang thờkinh1 kết hợp với truyền thuyết của dân bản địa để đặt tên địa danh những vùng đất mới trong quá trình mở đất lập nghiệp. Tứ đó, núi Langbian trở thành núi Lâm Viên hay núi Bà. Năm 1963, người ta tin rằng, Núi bà là nơi Bồ Tát Quan Âm hiện để cứu chữa cho hàng ngàn người dân Đà Lạt khỏi bệng trong phong trào đấu tranh đời tự do tính ngưỡng, tự do tôn giáo ở chế độ của Ngô Đình Diệm. Và tên núi bà xuất hiện từ đó.

Ngày nay, núi Langbian là địa điểm thích hợp cho các hoạt động thể thao leo núi, nhảy dù lượn, nghiên cứu các loài động thực vật và là diểm nghiên cứu lý tưởng của các nhà dân tộc học. Đứng trên đỉnh Langbian vào những ngày nắng đẹp, du kách có dịp chime ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Lạt thơ mộng với những thung lũng và dòng suối.
KHU DU LỊCH THUNG LŨNG VÀNG

Khu du lịch Thung Lũng Vàng tọa lạc trong khuôn viên nhà máy nước Đà Lạt – Dankia. Đây là công trình giữa Việt Nam và Đan Mạch được khởi công xây dựng ngày 20 – 04 – 1982 và hoàn thành ngày 01 – 07 – 1984.

Khu du lịch này được khai thác và đưa vào phục vụ du khách. Tuy nhiên, nơi đây thu hút khách rất đông bởi địa hình đồi núi và hồ Suối Vàng – Dakia tạo chung cho khung cảnh thêm lãng mạn. Quanh khu du lịch là các triền đồi với nhiều rừng thông xanh ngát, cao vút. Trên một đỉnh đồi cao cón có một dòng thác nhân tạoLong Lân Quy Phụng và suối Đỗ Quyên. Bên cạnh đó còn có các khu vực vui chơi như hồ Lưỡng Nghi, vườn đá cảnh, vườn bonsai, Đại Viên Cảnh….
HỒ SUỐI VÀNG

Hồ Suối Vàng là thắng cảnh nồi tiếng của tỉnh Lâm Đồng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng hơn 12 km về phía bắc, đi theo đường Lạc Dương. Đây là nơi đầu tiên bác sĩ Alecxandre Yersin đã từng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thơ mộng đến kỳ lạ cùa thiên nhiên trao tặng cho vùng đất này: một hồ lớn chảy dài từ chân dãy núi Langbian hùng vĩ. Nhưng sau khi khảo sát kỷ, người Pháp nhận thấy rằng: khí hậu, địa thế vùng này không thuận lợi bằng Đà Lạt. Vì thế, cho đến nay hồ Suối Vàng vẫn còn hoang sơ.

Hồ Suối Vàng bao gốm hai hồ: Dankia ở thượng nguồn và Ankroet ở hạ nguồn. Hồ này được tạo bởi hai đập ngăn dòng chảy dong Đa Dung, bắt nguồn từ núi Langbian. Bên cạnh đó còn có thác mang tên Ankroet đổ nước ào ạt ngày đêm. Nhưng dòng thác này chỉ hoạt dộng vào tháng mưa nhiều nước tràn đập chảy xuống thung lũng tạo thành dòng thác hùng vĩ.

Năm 1942, Toàn quyền Decoux đã chọn thác Ankroet làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên ở Đà Lạt. Ngày nay, nguộn nước phục vụ cho người dân Đà Lạt và du khách đến thành phố này chính là nguồn nước từ suối Vàng. Ngoài ra, nguồn nước hồ Suối Vàng còn dùng để chạy máy phát điện cho nhà máy thùy diện Ankroet.

Tên Suối Vàng đến nay vẫn còn chưa xác định do ai đặt và có từ khi nào. Tuy nhiên, có giả thuyết được kể lại rằng, trước đây vùng đất của dòng suối này có nhiều sa khoáng lẫn trong cát. Đến hồ Suối Vàng dù ở thượng nguồn hay phần hạ nguồn, du khách ngắm nhìn thiên nhiên đất trời Đà Lạt một cách tuyệt vời nhất.

Vì thế, đến hôm nay, vùng Dankia – Suối Vàng vẫn là thắng cảnh hửu tình đầy thơ mộng đối với du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nơi đây vẫn còn bản làng của đồng bào dân tộc đang sinh sống và lưu truyền các truyền thống phong tục tập quán của dân tộc, rất lý tưởng cho các nhà nghiên cứu văn hóa và dân tộc học.
NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE

Nhà thờ Domaine tọa lạc trên đồi Mai Anh nằm ở khu Lam Sơn, tại số 01 đường Ngô Quyền, phường sáu, thành phố Đà Lạt. Nơi đây là tu viện nữ tử Bác Ái Vinh Sơn có nguồn gốc ở Pháp. Ngọn đồi này có vị trí rất lỳ tưởng để ngắm nhìn thành phố Đà Lạt trong sương, trong nắng. Ngôi thành đường này có tên đầy đủ làm Domaine de Marie, nghĩa là Vùng đất của Đức Bà.

Nhà thờ Domaine de Marie do phu nhân Mee Suzanne Humbert của Toàn Quyền Jean Decoux đứng ra vận động giáo dân đóng góp xây dựng từ những năm 1938 – 1943. Vật liệu xây dựng dược cho là chất kết dính như vôi, mật mía và nhiều chất phụ gia khác.

Hiên nay, trong khu vực của ngôi thánh đường này cón có phần mộ của bà Mee Suzanne Humbert. Khi bà mất, người ta đã thực hiện tâm nguyện của bà khi cho xây dựng ngôi thánh đường này là: được chon trong khuôn viên nhà thờ Domaine de Marie.

Trong khuôn viên nhà thờ có trồng rất nhiều loài hoa quý được các Soeur chăm sóc rất đặc biệt. Đây cũng là nơi các Soeur nuôi dạy nghề thêu, đan và nấu nă cho các trẻ em nghèo và người dân tộc. Ngoài ra, nơi đây còn được trung bày nhiều mặc hàng lưu niệm có ý nghĩa do chính các nữ tu và các em làm để phục vụ du khách đến Đà Lạt.
DINH III (Dinh Bảo Đại)

Dinh III tọa lạc trên đường Lê hồng Phong, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2 km. Đậy là dinh thự dùng làm nơi nghỉ hè cho gia đình vị vua cuối cùng của triều Nguyễn ở Việt Nam – Bảo Đại, nên được gọi là Dinh Bảo Đại. Sau này, Dinh III còn gọi là biệt điện Quốc Trưởng

Dinh III được xây dựng từ năm 1933 – 1938, do kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế, gồm 26 phòng lớn nhỏ. Xung quanh ngôi Biệt Điện này là nhựng đồi thông bao phủ và những vườn hoa với các loại hoa quý bốn mùa khoe sắc. Với nét kiến trúc châu Ậu được xây dựng cách đây ¾ thế kỷ, nhưng Dinh Bảo Đại vẫn mang dáng dấp một kiểu kiến trúc hiện đại

Đến tham quan Dinh III , du khách xe xem cách bài trí và nơi sinh hoạt của một gia đình hoàng tộc trong dinh, gồm tầng trệt và tầng lầu. Phòng trưng bày những hoạt động của vua Bảo Đại. Phòng làm việc của vua Bảo Đại vẫn còn lưu giữ chiếc diện thoại trên bàng làm việc của ông bên tay trái và chiếc điện thoại bên tay phải của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trên kệ tủ có hình vua Khải Định và tượng bán thân của vua Bảo Đại ở hai bên, bốn thanh kiếm của thị vệ đại thần, hai dãy cờ tượng trưng cho mối quan hệ của Việt Nam và các nước trên Thế Giới vào thời kỳ đó, trong kệ sch1 có một số sách văn học và Kinh Thánh, bức ảnh của gia đình Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và thái tử Bảo Long. Phòng Khách tiết dùng để hội họp và chiêu đãi yến tiệc có trưng bày bức tranh sơn mài tả cảnh núi rừng Tây Nguyên đã được tặng cho Bảo Đại nhân ngày sinh nhật của ông, bản đồ có hình ảnh các danh lam thắng cảnh tượng trung cho nền kinh tế, văn hóa của ba miền Bắc Trung Nam và bức tranh ngôi điện Kiến Trung của Đại Nội – Huế. Ngoài ra, tầng trệt còn có các phòng trưng bày khác như phòng Chờ yết kiến, phòng khách chính, phòng tiếp khách thân mật, phòng ăn của công chúa và hoàn tử…

Trên lầu của Dinh Bảo Đại có nhiều phòng dành cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia dình như: Phòng Bão Mẫu (công chúa và hoàng tử), phòng ngủ của công chúa Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng, phòng ngủ của cong chúa Phương Dung và Phương Mai, phòng của thái tử Bảo Long được trang trí toàn màu vàng nhằm biểu thượng cho ngai vàng kế nghiệp của vua Bảo Đại, phòng riêng của hoàng hậu Nam Phương, phòng thêu của hoàng hậu, phòng giải trí và phòng ngủ của vua Bảo Đại, bên ngoài là lầu Vọng Nguyệt dành cho Bảo Đại hóng mát và ngắm trăng…Riêng phòng sinh hoạt chung của gia đình có sáu chiếc ghế.

Sau này, Ngô Đình Diệm dùng Dinh Bỏa Đại làm nơi nghỉ ngơi cho các quan chúc chính phủ họ Ngô khi lên thăm viếng Đà Lạt. Hiện nay, Dinh III là một trong những nơi tham quan hấp dẩn của Đà Lạt, mổi năm thu hát hàng triệu du khách

1 nhận xét:

Bài đăng Phổ biến