Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Những lễ hội có hơi hướng bạo lực tại Việt Nam

Đi chợ đánh nhau biêu đầu để cầu may, ào ào tranh nhau một chiếc Phết quan đến rách cả áo quần... Một số phong tục lễ hội từ ngày xưa nay được duy trì làm người xem phát hoảng.
Nặn bánh dày

Tháng Giêng là tháng của lễ hội, khắp các vùng miền trên đất nước, ngày nào cũng có tới hàng trăm lễ hội từ làng, xóm tới mang tầm vóc quốc gia. Có những lễ hội hiền hòa, tái hiện, tôn vinh một nét đẹp của dân tộc từ ngàn xưa.

Nhưng có những lễ hội mang hơi hướng của bạo lực, của việc tranh cướp nhau. Nếu để thể hiện về một trận đánh, về một tập quán tồn tại từ lâu đời thì chẳng có gì đáng bàn. Tuy nhiên, tới ngày nay, khi dân số phát triển đông đảo, thể trạng con người được nâng cao, cái "máu hăng" trong mỗi người cũng tăng lên... Đã biến nhiều lễ hội với mục đích tốt đẹp ban đầu thành một màn đánh đuổi nhau khiến người tham dự phát hoảng.


Hay như có một số lễ hội mà hình thức làm lễ khiến người xem cũng cảm thấy ghê người như lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh, lễ tế Trâu thắng tại một số hội chọi trâu tại Hàm Yên (Tuyên Quang), Đồ Sơn (Hải Phòng)...

1. Hội Phết hiền quan (Tam Nông, Phú Thọ)

Hội phết Hiền Quan là một lễ hội dân gian được tổ chức vào mùa xuân vào ngày 12,13 tháng Giêng hàng năm tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.

Phần lễ của lễ hội được diễn ra rất trang trọng, với nhiều màn múa hát mang đậm nét truyền thống của địa phương như hát xoan mặn mà. Các trò chơi dân gian như làm bánh dày, chọi gà, đánh đu...
Buổi chiều là lễ tế ở đình. Sau lễ tế, mọi người xuất quân ra bãi phết. Màn vui nhất của hội phết đã bắt đầu. Quả phết bằng gỗ sơn đỏ được rước ra đồng đặt vào hố phết đào sẵn ngoài bãi đất rộng. Có hàng nghìn người, trong đó chủ yếu là thanh niên trai tráng ào ào lao vào cuộc cướp phết với mong muốn chạm tay vào quả phết sẽ được may mắn cả năm. Còn nếu cướp được quả phết thì tiền, lộc sẽ vào như nước.
Ruộng lúa nhà nào vừa mới cấy đã bị oach tạc không thương tiếc

Đã có người ngất. Nguồn ảnh VOV
Nếu so với truyền thuyết kể lại, hoạt động cướp phết này đã có nhiều biến tướng. Tục truyền rằng thời Hùng Vương vua hùng đi qua vùng Đất này thấy dân cày cấy cuộc sống yên vui, vua ban cho dân những quả phết bảo rằng treo lên cây cao, giữa có một vòng tròn, ném quả Phết qua đó và nhân dân ai nhặt được quả phết thì sẽ gặp may mắn cả năm.

2. Hội chém lợn tại Bắc Ninh


Đây là hội làng tổ chức tại thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vào ngày mồng 6 Tết âm lịch hàng năm. Lễ hội có màn độc đáo và hơi ghê người, đó là màn chém lợn tế Thánh.

Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú, rừng núi hoang sơ, có nhiều lợn rừng nên đã bắt, thịt để nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.


Hai cụ ỉ (lợn, còn gọi là ỉn) được rước đi vòng quanh làng với các phường trống, kèn, cờ, táng lọng cùng các đội múa sênh tiền, đội tế lễ, đội dâng hương bồi bái viên... Dân làng bày mâm cúng, góp tiền công đức khi đoàn rước lễ đi qua.

Khi lễ rước trở lại sân đình, hai thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi - ra tay chém hai cụ ỉ tế thánh.
Người dân mang tiền, dây cột gia súc, nông cụ... ra thấm máu lợn cầu may. Thịt lợn tế thánh được chia cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.

3. Đến chợ không đánh nhau không về


Đó là phiên chợ họp vào ngày mồng 6 Tết xóm Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông (tỉnh Thanh Hóa). Tương truyền vào thời nhà Lê, có một vị vua khi hành quân ngang qua vùng đất này đúng vào mùng 6 Tết Nguyên đán thì bị địch phát hiện và vây bắt. Vua bèn huy động người dân trong vùng tổ chức họp chợ nhằm che mắt giặc.

Để không bị giặc phát hiện, người dân đã ngụy trang, cất giấu vũ khí trong những gánh hàng hóa và tổ chức họp chợ bình thường. Khi quân giặc có phần chủ quan, vua phát lệnh, người dân dùng vũ khí giấu sẵn tấn công khiến quân giặc không kịp trở tay.
Từ đó, để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hàng năm cứ đến mùng 6 Tết Nguyên đán, người dân trong vùng lại tổ chức họp chợ Chuộng cầu may.


Bán cà chua để ném nhau cầu may
Thế nhưng không hiểu người dân tại đây "hiện thực hóa" việc tưởng niệm sự kiện đó bằng việc đến chợ mua cà chua, rau, củ quả để...ném nhau.

Lao vào đánh nhau để có thêm... nhiều lộc


Kể cả bị ngất lịm đi
Đó vẫn còn là những "dụng cụ" nhẹ, có những thanh niên, trai tráng sẵn sàng dùng đá và lao vào nhau đánh nhau không thương tiếc đến biêu đầu, mẻ trán, thậm chí ngất xỉu.
                                                                                             Theo thongtindulichvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến