Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Thành cổ Sơn Tây lên 'ghế nóng' bảo tồn

Thành cổ Sơn Tây đang được tu tạo, bảo tồn và chỉnh trang.  Công việc này tiếp tục tốn không ít giấy mực của báo chí và sự quan tâm của dư luận cho di tích 200 năm tuổi.

 Cổng Nam (cửa Tiền)
Thành cổ Sơn Tây được hoàn thiện vào năm 1822, hiện nằm tại trung tâm thị xã Sơn Tây. Thành có tổng thể hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 400 m với 4 cổng vòm bằng gạch cổ, tổng diện tích thành khoảng 16 ha. Bốn cổng thành quay mặt về Đông, Tây, Nam, Bắc - ứng với cửa Tả, Hữu, Tiền, Hậu. Tường thành được làm bằng bằng đá ong chạy theo đường gãy khúc, chiều cao tường thành khoảng 4,5 - 5 m. Ngoài thành là hào nước sâu 3 m, rộng tới 20 m và dài khoảng 1.795 m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam.
Cổng Tây (Cửa Hữu)

Cửa Hữu quay ra hướng Tây Tây Bắc là hiện còn nguyên vẹn nhất. Cửa Tiền cũng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng hai cửa Tả, Hậu thì bị đổ nát mất

Cổng Bắc (Cửa Hữu) - được trùng tu năm 1995

Thành cổ Sơn Tây đã trải qua 2 lần bảo tồn khá lớn. Dự án tôn tạo và bảo tồn thành cổ Sơn Tây đã được bắt đầu từ năm 1995 ( 1 năm sau khi được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia), khi đó cổng thành phía Bắc (cửa Hậu) được xây lại mới bằng đá ong với kỹ thuật xây hiện đại. Tiếp theo đó, từ năm 2001 đến năm 2005, các khu vực tường thành cổng Tây (cửa Tiền) và kỳ đài tiếp tục được tu bổ, sửa chữa, khu trung tâm Vọng Cung (điện Kính Thiên) và Đoan Môn (cổng Vọng Cung) cũng được xây lại gần như hoàn toàn.

Tháng 10/2009, Sở VHTTDL Hà Nội tiếp tục nhận được tờ trình của Ban đầu tư Xây dựng, UBND thị xã Sơn Tây về việc đề nghị thoả thuận "Dự án cải tạo chỉnh trang tường thành cũ và phục hồi cổng Đông (cửa Tả) đã bị triệt giải". Trong hướng dẫn của Bộ VH,TT&DL tại văn bản số 1699/BVHTTDL-DSVH ngày 12-5-2010 đã có ghi rõ về vệc tổ chức tuyên truyền nội dung Báo cáo kỹ thuật để nhân dân thị xã được biết trước khi triển khai thi công. Toàn bộ dự án bao gồm việc phát lộ tường thành  (
"phát lộ" chỉ việc phạt quang cây cối, đào đất sạt lở để "lộ thiên" phần móng thành cũ và đá ong gốc - PV), xếp đá ong mới phía ngoài, đắp đất thoải và trồng cỏ mặt trong, làm rãnh thoát nước phía chân tường thành... có kinh phí khoảng 10 tỉ đồng.


Phía bên trái cửa Hậu - 117,5 m tường đã phát lộ và hoàn thiện việc xếp lớp đá ong mới

Phía trên mặt thành

Tuy nhiên sau khi bắt tay vào thực hiện việc phát lộ và xếp lớp đá ong mới cho đoạn tường thành có chiều dài 117m (dự kiến tổng chiều dài tường thành sẽ phát lộ từ 1200 m đến 1300m) vào giữa tháng 11/2010 thì một luồng thông tin đánh giá việc tu bổ và tái tạo là không hợp lý. Dự án ngay lập tức đã được đình lại theo sự chỉ đạo của Bộ, chỉ cho phép phát lộ phần tường thành nằm lẫn trong đất chứ không xếp đá ong mới lên trên.

Các khu vực còn lại...

Vào ngày 25/11/2010, UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cơ quan quản lý và chuyên gia về dự án. Lần này lại là những ý kiến ủng hộ và đánh giá phương pháp bảo tồn là khoa học và không thể không cải tạo thành cổ Sơn Tây. Vậy đâu mới là câu trả lời hợp lý? PV Vietnamnet đã thực địa tại hiện trường và gặp gỡ Ban đầ
u tư xây dựng thị xã Sơn tây - Chủ đầu tư dự án thành cổ, là những người chịu trách nhiệm chính cho việc thực thi dự án này.


....Nhân công đang thực hiện việc phát lộ

Giải trình của Ban đầu tư

-  Bức tường thành cao hơn 4m gồm đá ong và đất theo thời gian đã sạt lở tạo thành những ụ đất lớn che lấp đi lớp đá ong ở bên trong. Đá ong gốc nằm trong đất lâu ngày bị mủn vỡ. Việc phát lộ sẽ giúp đá ong được tiếp xúc với không khí, trong quá trình oxi hóa sẽ trở nên cứng chắc hơn, khỏe hơn, có màu đen như mắt thường dễ nhận thấy.


- Sau khi phát lộ hơn 650m tường, đại đa số đều còn phần đá ong cũ nhưng ở chiều cao khác nhau, như đoạn cao 1,5m đến 1,6m (chiếm khoảng 10%), còn lại nhấp nhô - cao từ 0,3 đến 1,0m so đường dạo (chiếm 40%), nhiều đoạn tường đã mất chỉ còn phần móng thấp hơn hoặc bằng đường dạo (khoảng 50%). Nếu có đắp mới sẽ thực hiện sao cho các đoạn tường thành cao khoảng 1,3m. Chiều cao này thấp hơn tầm mắt người bình thường để có thể nhìn qua lại giữa bên trong thành và ngoài thành. Nếu xếp đá ong mới cao quá sẽ gây lãng phí và che khuất tầm mắt.


- 117m tường thành đã đắp mới sử dụng loại đá ong khai thác tại vùng Thạch Thất, Sơn Tây có kích thước tương đương với đá ong cũ xếp lên (lùi vào 3cm đến 5cm so với tường đá ong cũ hiện có), cao bằng đoạn tường còn lại - khoảng 1,3 đến 1,5m. Không sử dụng gạch vữa. Mưa gió sẽ làm trôi phần 'óc đất' thấm xuống lớp dưới làm chặt kín các mạch, tăng liên kết cho bức tường. Lớp đá ong mới này để một thời gian cũng sẽ xuống màu chuyển thành màu sẫm hơn, gần với màu lớp đá ong cũ hơn. Phần kè đá, xếp đá ong mới, chúng tôi vẫn giữ được gốc của di tích. Điều này giúp đảm bảo giữ được tường đất ở phía sau, làm được hệ thống thoát nước và giữ được cây cổ thụ mọc trên tường thành.


- Đang triển khai phát lộ đoạn tường thành còn lại và xử lý cây cối, giữ nguyên những cây cổ thụ và cây có tuổi thọ trên 50 năm; còn lại phát quang các cây dại, cây nhỏ. Những cây cổ thụ mọc trên tường thành sẽ vẫn giữ nguyên vị trí và được đắp đá ong mới kè giữ lại phần rễ trong đất nếu rễ nằm cao hơn phần tường thành mới dựng.



Cận cảnh đá ong gốc

 

Đoạn tiếp giáp giữa đá ong gốc và đá ong mới (khu vực sát cổng Bắc)

Ông Nguyễn Đức Minh, trưởng Ban đầu tư cho biết: Hiện tại việc tu bổ đắp mới tường thành bằng loại đá ong (đã thực hiện ở đoạn tường dài 117m) đã đình lại theo phản hồi của dư luận và điều chỉnh của Bộ VH,TT&DL và Cục di sản. Việc ông tiếp tục cho triển khai phát lộ phần tường thành còn lại đã được sự đồng ý của Bộ. Sau khi phát lộ toàn bộ khu tường thành này, dự án sẽ chờ được thẩm tra và đánh giá. Việc có tiếp tục xếp lớp đá ong giống như đã thực hiện với đoạn tường 117m hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định sau đó.

Phần tường thành còn lại đã phát lộ, đang chờ để xếp đá ong mới

Ông Minh cũng cho biết thêm: "Sau khi phát lộ, những cây cổ thụ giữ lại trên mặt thành sẽ trơ rễ. Nếu không được xếp đá ong và đắp đất giữ những cây này sẽ có nguy cơ sớm bị gục ngã trước mưa gió đổ xuống. Chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để báo cáo với các cấp quản lý"

Theo lời ông Nguyễn Đức Minh, khoảng 1 tuần nữa, tức là ngày 10/12 đội thi công sẽ hoàn thành việc phát lộ tường thành. Việc tiếp tục xử lý các đoạn tường thành đã phát lộ như thế nào vẫn còn chờ sự đánh giá và thẩm định của các chuyên gia và các nhà khoa học.
Theo thongtindulichvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến