Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Hành hương đến "nóc nhà thế giới"

(Nguoiduatin.vn) - Những điều mà ta cho là mơ hồ như kiếp luân hồi, những cuộc hành hương vô hình của các đấng siêu phàm lướt qua các đỉnh núi… là điều hiển nhiên đối với người Tây Tạng.

Những điều mà ta cho là mơ hồ như kiếp luân hồi, sự tồn tại của thần thánh hoặc những cuộc hành hương vô hình của các đấng siêu phàm lướt qua các đỉnh núi…là điều hiển nhiên đối với người Tạng. Niềm tin vào tôn giáo của họ thật đơn giản và mãnh liệt. Họ luôn nghĩ rằng, thần thánh đã ban cho họ ở tại nơi cao nhất này thì không cớ gì phải xuống núi sống chen chúc với phần còn lại của thế giới!
Suốt chặng đường từ Thanh Tạng đến Tây Tạng, chúng tôi băng qua nhiều thảo nguyên mêng mông. Tất cả chỉ là gió, là tuyết cô quạnh, là sự tĩnh lặng tuyệt đối bao trùm lên những tấm vải Ha-đạt huyền bí (vải phơi kinh – một vật thiêng của người Tạng).
Đoàn người Tây Tạng đến Lhasa hành hương kéo dài vô tận. Cứ vài bước, họ lại chắp tay quá khỏi đầu, hạ xuống trán, cằm, ngực vái lạy rồi rạp xuống mặt đất thành kính. Cách bái phần này gọi là ngũ thể nhập địa mà chỉ có người Tạng mới có.
Người Phật tử đến chùa, dùng tay xoay đều những khối trụ bằng kim loại, tức vật dùng để luân chuyển kinh Phật. Bên trong những hình trụ xoay tròn này là một văn bản kinh Phật Tạng truyền. Phật tử làm cho nó xoay vòng tức là đã thực hiện một hình thức tụng kinh, niệm Phật.
Hầu hết đèn trong các đền đài ở Lhasa được thắp bằng nến làm từ bơ trâu lùn, không hề có khói. Các Phật tử hay người hành hương đến lễ chùa đều không quên đốt nến. Bởi họ tin rằng mỗi ngọn nến thắp lên đều mang lại một điều tốt lành.

N.T (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến